Wednesday, October 1, 2008

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp...


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam - pháp luật và thực tiễn


Nxb Tư pháp - Bộ Tư pháp


GIỚI THIỆU


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, sự gia tăng, đa dạng của các loại hình sản phẩm, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, mà ngày một chú trọng hơn đến hình thức của sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp đều mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm với kiểu dáng công nghiệp tối ưu, thu hút được sự quan tâm của công chúng; việc đầu tư vào nghiên cứu, triển khai áp dụng các kiểu dáng công nghiệp mới ngày một được chú trọng. Khi kiểu dáng công nghiệp là một trong những lợi thế cạnh tranh, thì đồng thời những hoạt động nhằm “cướp đoạt” thành quả của người khác sẽ xuất hiện - sử dụng kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp khác đầu tư vào sản phẩm của mình xảy ra ngày một nhiều, dưới các hình thức tinh vi. Bởi lẽ kiểu dáng công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng mang lại “sức thu hút” của sản phẩm, tuy nhiên nó lại không phải là bí mật, rất dễ bị sao chép. Thực tế rất nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất chân chính đã bị “nhái” lại kiểu dáng công nghiệp, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp.


Để đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh, một sự phát triển kinh tế bền vững, yêu cầu về sự hình thành và tăng cường cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả kiểu dáng công nghiệp, các doanh nghiệp là chủ sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp và đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là yêu cầu cần thiết.


Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam vẫn thực sự còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định về kiểu dáng công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật dân sự. Việc tiến hành bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên thực tế chủ yếu chỉ dựa vào các văn bản dưới luật của Chính phủ và các bộ liên quan. Nhưng xét về hiệu lực của các văn bản này thì không cao, hơn nữa lại không có tính ổn định lớn và còn rất sơ lược. Chính vì vậy, một trong những nhu cầu cấp bách đặt ra là cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam, trong đó có chú ý tới sự tương thích với các điều ước quốc tế và thông lệ phổ biến của thế giới để tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc hội nhập kinh tế - quốc tế ở nước ta.


Trước đòi hỏi đó, Nhà xuất bản Tư pháp giới thiệu với bạn đọc ấn phẩm “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam - pháp luật và thực tiễn”. Dưới góc độ khoa học pháp lý, đây là một cuốn sách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện pháp luật và hoạt động thực thi bảo hộ về quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!



BỐ CỤC


Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KDCN VÀ BẢO HỘ KDCN


I. Khái niệm KDCN


II. Tiêu chí bảo hộ KDCN


III. Phân loại KDCN


IV. Các chức năng của KDCN


V. Mối quan hệ giữa KDCN với sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá và đối tượng của quyền tác giả


VI. Bảo hộ quyền sở hữu KDCN



Chương II

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ KDCN Ở VIỆT NAM


I. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ KDCN ở Việt Nam


II. Khung pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ KDCN


III. Các biện pháp thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu KDCN



Chương III

THỰC TIỄN BÀO HỘ KDCN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

I. Thực tiễn bảo hộ KDCN ở Việt Nam


II. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ KDCN ở Việt Nam


III. Một số kiến nghị hoàn thiện việc thực thi pháp luật bảo hộ KDCN ở Việt Nam



Kết luận


Phần Phụ lục

2 comments:

Commander said...

Chào bác Nguyễn Bá Bình,

Em đang quan tâm đến cuốn "Bảo hộ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ở Việt nam, Pháp luật và thực tiễn" của bác. Nhưng em không biết nơi bán cuốn sách này hay nó có còn xuất bản nữa hay không? vậy bác có thể cho em xin ít thông tin nơi bán sách của bác với ạ.

Em xin cảm ơn!

Commander said...
This comment has been removed by the author.