Thursday, December 6, 2007

Tặng những nàng dâu Xứ Nghệ!




Xin mạn phép mượn những lời thơ của một thi sĩ nổi tiếng cùng quê để dành tặng những ai yêu mến miền trung, yêu mến xứ Nghệ - nơi tôi đã may mắn được sinh ra và lớn lên với nhiều kỷ niệm, và trên hết xin được dành cho những ai đã "yêu quý" những chàng trai xứ Nghệ - "những nàng dâu xứ Nghệ" để lại hiểu thêm về vùng đất và con người nơi ấy...

Miền Trung

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa

Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa

Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam

Miền Trung

Tấm lưng trần đen sạm

Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm dăng màn

Thoáng bóng giặc núi bửa thành máng súng

Những đứa con văng như mảnh đạn

Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi

Miền Trung

Đã bao đời núi với bể kề đôi

Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ

Nóng hổi như vừa lăn xuống

Theo những tảng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm

Miền Trung

Câu ví dặm nằm nghiêng

Trên nắng và dưới cát

Đến câu hát cũng hai lần sàng lại

Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm

Miền Trung

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt

Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ

Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ

Không ai gieo mọc trắng mặt người

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Em gắng về

Đừng để mẹ già mong…

Friday, November 30, 2007

Sắp xuất bản: Nghề Luật - những nghĩ suy




Sau gần 1 năm tâm huyết, bản thảo được thực hiện trên cơ sở đồng tâm của 10 chuyên gia pháp lý đến từ những nẻo đường luật học khác nhau, cuối cùng thì cũng đã đến hồi đón nhận thành quả: Ấn phẩm "Nghề luật - những nghĩ suy" sẽ chính thức được phát hành vào cuối tháng 12 này.

Hy vọng, với sự ủng hộ của bạn đọc gần xa cuốn sách sẽ tới được với những người tri âm, tri kỷ!

Dự kiến buổi ra mắt sách với sự tham gia của tập thể tác giả, hãng luật tài trợ kinh phí, một số đại diện của các công ty, văn phòng luật sẽ diễn ra vào đầu tháng 1/2008 tại ĐH Luật Hà Nội.

Xin giới thiệu với bạn bè, thân hữu gần xa "Lời giới thiệu" cuốn sách này:

VÀI LỜI DẪN NHẬP

“Nghề luật – những nghĩ suy” được viết nên từ những dòng cảm nhận về nghề luật – về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó không chỉ là nghề luật nói chung, mà còn là nghề luật được nhìn và cảm nhận dưới các góc độ khác nhau từ nghề luật sư, quá trình lập pháp, hành pháp cho tới câu chuyện nơi công đường và cả giảng đường luật học.

Cho dù thật khó để ôm trọn những khía cạnh của nghề, song với những cảm nhận khách quan và trên hết đó là sự chân thành, các tác giả hy vọng được chia sẽ cho những ai đã, đang và sẽ đam mê nghề luật một vài điều nho nhỏ để cùng vui, buồn và hy vọng về nghề. Những bài viết như những đường chì đầu tiên trong bức tranh nghề luật, cho dẫu còn sơ lược, nhưng mong rằng từ những nét vẽ đấy sẽ giúp bạn đọc tiếp tục khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của nghề.

“Nghề luật – những nghĩ suy” như tên gọi của nó hy vọng sẽ kết nối được những dòng cảm nhận của không chỉ các tác giả mà còn cả những người đọc. Dòng nghĩ suy vẫn tiếp tục chảy mãi như sức sống của nghề luật, trong dòng chảy đó sẽ mãi sáng lên niềm tin và ước mong được cống hiến cho một xã hội công lý của những người theo đuổi nghề luật! Sự tự hào về những gian nan và cả về những hạnh phúc của nghề chính là động lực lớn nhất giúp các tác giả gửi gắm đôi dòng cảm nhận trong ấn phẩm này.

TM. Nhóm tác giả

Chủ biên

ThS. Nguyễn Bá Bình

Email: nguyenbabinhvn@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn về sự hỗ trợ tài chính của Hãng luật Phidenson

Sunday, November 25, 2007

Xây dựng đội ngũ luật sư quốc tế?




Xây dựng đội ngũ Luật sư quốc tế?

ThS. Nguyễn Bá Bình

ĐH Luật Hà Nội

Gần đây trước áp lực của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO và đồng thời là việc càng ngày càng phát sinh nhiều vụ kiện mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài, trên nhiều diễn đàn khác nhau từ nghị trường quốc hội cho tới những phát biểu của các quan chức cao cấp và cả giới doanh nhân một vấn đề được đưa lên thành tiên quyết đó là phải chuẩn bị được một đội ngũ chuyên gia pháp lý, đặc biệt là luật sư của Việt Nam có kiến thức pháp luật quốc tế, có khả năng tư vấn, giải quyết các vụ việc tranh chấp quốc tế - có thể gọi đó là xây dựng một đội ngũ luật sư quốc tế cho công cuộc hội nhập. Đặc biệt, còn có thông tin sắp tới Nhà nước sẽ cử khoảng 30 luật sư đi đào tạo ở nước ngoài để hướng tới việc xây dựng một đội ngũ luật sư quốc tế như đã nói ở trên. Liệu chiến lược xây dựng một đội ngũ luật sư quốc tế có như câu chuyện "dã tràng xe cát" hay không?

Dù rằng, chưa có một văn bản hay dự án chính thức nào, nhưng thông qua những phát biểu, thông tin thì việc xây dựng một đội ngũ luật sư quốc tế như vậy có thể được hiểu theo một trong hai cách: Thứ nhất, tạo dựng một đội ngũ luật sư Việt Nam am hiểu pháp luật của các nước khác như Mỹ, Anh,… để tư vấn cho doanh nghiệp Việt và để giúp doanh nghiệp Việt giải quyết các tranh chấp như trong vụ cá sa, cá ba tra. Thứ hai, hình thành một đội ngũ luật sư Việt Nam không phải am hiểu pháp luật của các nước cụ thể mà chỉ là am hiểu các luật lệ trong giao lưu buôn bán quốc tế nói chung (ví dụ như khuôn khổ pháp lý của WTO, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế trong kinh doanh).

Nếu hiểu theo cách thứ nhất, chúng tôi cho rằng đấy là một chiến lược khá viễn vông. Bởi lẽ, pháp luật của mỗi quốc gia đều rất phức tạp và luôn biến chuyển không ngừng, vì thế ngay trong pháp luật của mỗi quốc gia thì mỗi luật sư cũng chỉ am hiểu một mảng hẹp nhất định (một luật sư Mỹ trong một cuộc toạ đàm ở Việt Nam đã từng chia sẻ rằng mặc dù cô ta là luật sư về thuế, nhưng nếu có ly hôn thì cô cũng sẽ phải thuê luật sư về ly hôn để tư vấn!). Chính vì thế, hầu như không luật sư nước ngoài nào nghĩ đến chuyện tìm hiểu và trở thành chuyên gia về luật của một quốc gia khác. Trong một dịp được trò chuyện với một Giáo sư luật học của Mỹ, ông có nói với tôi rằng không bao giờ có chuyện luật sư "quốc tế" theo nghĩa là luật sư ở nước này lại am hiểu luật pháp của nước khác và ở Mỹ hiện nay sinh viên chủ yếu đi học những ngành luật trong nước của họ, chứ không đặt ra vấn đề nghiên cứu xem xét quá sâu về luật pháp nước ngoài - bởi rất khó để cạnh tranh được với luật sư của các nước đó. Quay trở lại để xem các văn phòng luật sư quốc tế có chi nhánh ở hầu khắp các nước, chúng ta cũng thấy rằng cho dù đặt chi nhánh, văn phòng ở nhiều nước, nhưng đi đến đâu họ cũng phải sử dụng một đội ngũ luật sư của nước bản địa am hiểu luật pháp sở tại để tư vấn và giải quyết các vụ việc bằng pháp luật của nước đó, các luật sư đến từ nước ngoài chỉ xem xét về vĩ mô, xây dựng phong cách làm việc và tư vấn các lĩnh vực liên quan đến nước ngoài.

Nếu hiểu theo cách thứ hai, chúng tôi cho rằng sẽ là khả thi hơn, bởi lẽ dù gì thì những quy định pháp lý của các tổ chức quốc tế (như WTO), điều ước quốc tế, tập quán quốc tế cũng khá ổn định và rõ ràng để có thể tiếp cận. Hơn nữa, đó cũng là nhu cầu nội tại phải hiểu biết của quốc gia khi chúng ta tham gia vào các tổ chức quốc tế, trở thành thành viên của các điều ước quốc tế hay thừa nhận các tập quán quốc tế. Tuy nhiên, nếu nói về chính sách xây dựng đội ngũ luật sư quốc tế theo hướng này thì theo chúng tôi cũng không nhất thiết phải đặt ra từ phía Nhà nước, bởi lẽ tự khắc nhu cầu của xã hội sẽ đòi hỏi đội ngũ luật sư phải tự hoàn thiện mình, tự trang bị cho mình các hiểu biết về các lĩnh vực pháp lý đó để có thể đáp ứng được. Việc đặt ra vấn đề đưa 30 luật sư đi đào tạo ở nước ngoài liệu sẽ đưa lại được kết quả gì đây? Chúng tôi cho rằng các kết quả mang lại là không nhiều, bởi lẽ: đặt tình huống khả năng ngôn ngữ của 30 luật sư đó là tương đối thì cái đích mà chúng ta hướng tới chỉ còn là làm sao để giúp họ hiểu hơn về các quy định pháp lý của các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Trong khi các quy định này đều đã được dịch ra tiếng Việt, còn các nguồn tham khảo có liên quan thì cũng có thể ngồi ở Việt Nam mà tham chiếu từ vô số tài liệu từ cả bản giấy cho đến file dữ liệu từ các trang Web về luật học. Nếu nói về việc học tập kinh nghiệm từ nước ngoài thì với đặc trưng của nghề luật cũng sẽ rất khó để với 4, 5 năm đi ra nước ngoài có thể mang lại một sự biến đổi về chất của đội ngũ này. Đó là chưa nói đến việc chúng ta sẽ đưa họ đi đâu: đến một trường đại học, đến một công ty luật, một đoàn luật sư hay một tổ chức quốc tế?

Tôi cho rằng, trong khi chưa thể mơ đến việc các văn phòng luật của Việt Nam có thể mở rộng quy mô và thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty con ở nước ngoài như Baker&Mc. Kenzie để qua đó có được một đội ngũ luật sư bản địa có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp Việt thì cũng như các nước giải pháp tốt nhất để thâm nhập thị trường, giải quyết tranh chấp tại các quốc gia khác tốt nhất vẫn là dựa trên đội ngũ luật sư của nước đó. Chỉ có điều để tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro thì có thể thông qua các văn phòng luật của Việt Nam để được giới thiệu tới một luật sư phù hợp. Còn chiến lược cho đội ngũ luật sư Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn là làm sao để nâng cao kiến thức pháp lý, hình thành các văn phòng luật sư mạnh để không bị các công ty luật nước ngoài đánh bại trên thị trường trong nước với chiến lược như từ trước tới nay họ vẫn làm ở các nước khác, đó là: thuê luật sư Việt để lại đánh bại các văn phòng luật sư Việt. Đấy mới là cái chúng ta phải làm và làm ngay!

(Bài viết đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội)

Saturday, November 24, 2007

Nghề Luật và Tôi!



NGHỀ LUẬT VÀ TÔI
ThS. Nguyễn Bá Bình
- ĐH Luật Hà Nội




Ngước nhìn những bậc cha anh trong ngôi nhà luật học vẫn thấy mình còn thực sự quá nhỏ nhoi, nhưng rồi với bầu nhiệt huyết của một người trẻ tuổi đã thôi thúc tôi trải vài dòng sẻ chia cảm nhận về nghề. Không quá hão huyền để vẽ nên những triết lý lớn về nghề bằng câu chữ, tôi mong được nói và được viết về những câu chuyện có thực, những câu chuyện về bước đường vào nghề, về những trải nghiệm nho nhỏ trong quá trình học tập và hành nghề, về những người tôi gặp... Dù rằng như tựa đề của bài viết, một bài viết được viết nên từ những lời tâm sự, nhưng hy vọng rằng khi những dòng chữ này đến tay độc giả, chúng không còn đơn thuần là tâm sự mang tính cá nhân mà sẽ hòa nhập vào dòng tâm trạng chung của người đọc. Nếu được vậy, đó quả là một món quà thực sự quý giá và là niềm hạnh phúc lớn lao dành cho người viết.

Ước mơ ngày bé… và cánh cổng giảng đường
Những cuốn truyện được đọc, những bộ phim được xem là những nét phác họa đầu tiên về nghề luật, nhưng nó thực sự mạnh đến nỗi vượt lên khỏi những đam mê để trở thành khát vọng của bản thân tôi một ngày kia được là một phần trong cộng đồng những người học luật, nghiên cứu luật và làm luật. Chính ước mơ cháy bỏng ấy đã “dắt tôi khỏi lũy tre làng” để bước chân vào cánh cổng trường luật – nơi khởi đầu cho chặng đường nghề nghiệp.

Tuy nhiên, cuộc đời luôn có cả một khoảng cách quá rộng, thậm chí trái ngược với những ước mơ. Giảng đường với ngút trời sách vở không có chỗ cho những kẻ quá lãng mạn và viễn vông. Một chút hào hứng vụt tan biến nhưng trái lại nó cho tôi hiểu hơn về cuộc sống – cái chưa từng có trong quãng thời gian phổ thông – nơi mà đối với dân chuyên toán chúng tôi chỉ đầy rẫy những con số, công thức với những phép tính đúng sai rõ ràng. Lần đầu tiên tôi nhận thấy mình còn quá ngây thơ và thiếu hiểu biết về cuộc đời. Lần đầu tiên tôi phải tìm đến và lờ mờ nhận ra một phần về sự tồn tại của các triết thuyết, của sự tồn tại tất yếu và cần thiết của hệ thống pháp luật và điều thú vị đầu tiên đó là hiểu ra giá trị lớn lao của đạo luật tối cao – Hiến pháp.

Những khó khăn đầu tiên cũng sớm bắt đầu khi dân chuyên toán chỉ quen “kiệm lời” và “nhiều con số” phải đối mặt với các bài luận và cả những cuộc hùng biện. Lúc này ước mơ của tuổi thơ đã lùi lại đằng sau, nhưng chỉ với sự tự tin, tự trọng của dân chuyên toán cộng hợp với một suy nghĩ giản đơn – “đâm lao thì phải theo lao” đã giúp tôi đủ kiên trì để vượt qua những ngày khó khăn nhất của thời kỳ đại học khi mà những cuốn nháp bài tập toán, lý của thời phổ thông biến mất trong nỗi nhớ vô bờ và nhường chỗ cho nó là những tập dày ngồn ngộn những học thuyết và lịch sử... về luật học.

Bỏ qua những mặc cảm về sự yếu kém ban đầu của dân khối A, tôi mày mò tìm cách học theo và vượt lên. Những cuốn từ điển tiếng Việt và những bài báo liên tiếp được gửi đi với tư cách cộng tác viên đã giúp tôi vượt lên chính mình trong con đường chinh phục khả năng viết lách của con nhà luật.

Những ngày đầu khó khăn dần trôi đi và khi tôi từng bước hiểu ra nhiều điều về những kiến thức nền tảng cho luật học như triết học, tâm lý học, logic học, lý luận chung về nhà nước và pháp luật... thì cũng là lúc chúng tôi bước vào những môn học chuyên ngành như hình sự, dân sự, kinh tế hay đất đai... Dường như đây là giai đoạn mà tư duy logic của dân khối A được phát huy một cách cao độ và trở nên hữu hiệu nhất khi chúng tôi phải đối mặt với việc phân tích các vụ việc pháp lý, kết nối thông tin và tìm kiếm giải pháp.

Hơn 4 năm đèn sách có cả những lúc thất vọng và những lúc hạnh phúc khi tìm thấy nhiều lời giải cho việc biến ước mơ thành hiện thực, tôi nhận ra một điều thật quan trọng về nghề: để có thể là một người học luật, nghiên cứu luật chuyên nghiệp và có năng lực chúng ta cần một nền tảng kiến thức và khả năng tổng hợp, đó không chỉ của khối A, khối C hay bất kỳ khối nào mà đó phải là sự cộng hưởng của tất cả. Đó có thể là một lý do chân chính để lý giải cho hiện tượng thực tế khi những người tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận và làm tốt rất nhiều công việc và vị trí xã hội khác nhau.

Hơn 4 năm ấy tôi cũng nhận thấy rằng sự học không chỉ trong đào tạo luật mà cho tất cả nền giáo dục đại học nước nhà dường như còn thiếu quá nhiều sự tự chủ của sinh viên. Khẩu hiệu và phương châm “học tập ở đại học là tự học” vẫn còn quá xa với những gì trên thực tế. Tôi tiếc cho nhiều người bỏ phí quãng thời gian đáng quý của thời đại học, tiếc cho sự thất vọng về ước mơ... khi chính họ đã không tự cứu giúp mình trước khi một ai đó có thể cứu giúp. Nhưng còn đó là niềm tự hào khi vẫn có nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã vượt lên được khó khăn và thất vọng để khẳng định mình bằng con đường tự học. Những người miệt mài với giảng đường, sách vở thư viện, với những vụ việc thực tế và cả những tài liệu nước ngoài đã sớm có được chỗ đứng đáng kính trọng trong xã hội và phần nào đã được vinh danh. Họ xứng đáng với điều đó và chúng ta cảm ơn họ - những người đã góp phần lớn lao làm nên uy tín của giới luật và nghề luật!


Ra trường và lần thứ hai gặp lại giảng đường đại học…
Bước chân ra khỏi cổng trường đại học trong bối cảnh nghề nghiệp còn nhiều khó khăn - đặc biệt cho giới luật học, tôi trở thành một trong những người may mắn khi được quay lại giảng đường trong một tư cách mới – chủ nhân của những bục giảng. Cảm nhận gì về nghề giảng viên luật ư? Cảm giác đầu tiên khi nhận được quyết định trở thành giảng viên đó là hạnh phúc – vậy là ước mơ được diễn thuyết trước hàng trăm người, ước mơ được chia sẻ và tranh luận về những điều mới mẻ trong luật học của tôi cũng đã đến ngày trở thành hiện thực! Và sau đó là những ngày lo lắng... Tôi không còn là sinh viên nữa, nghĩa là những điều tôi hiểu về nghề luật giờ đây không chỉ dành cho riêng tôi mà cần phải chia sẻ và phải tìm được con đường tốt nhất, thú vị nhất để sẻ chia cho những đàn em đi sau. Tôi đã từng nghe nói về “nghệ thuật sẻ chia” trong cuộc sống và giờ đây tôi hiểu cần phải có “nghệ thuật sẻ chia” trong lĩnh vực của mình! Đáng tiếc rằng, nếu như có cả bao nhiêu trường sư phạm để đào tạo ra người làm thầy trong những lĩnh vực khoa học cơ bản thì đối với nghề luật chúng tôi không có vinh dự được “học để làm thầy”. Ngoài một vài chục tiết về phương pháp sư phạm và sau này may mắn được theo học một khóa đào tạo ngắn hạn về giảng dạy đại học của các chuyên gia nước ngoài thì với những ngày đầu tiên làm nghề dạy học tôi chỉ biết cách “tự học để làm thầy”. Hồi tưởng lại những giờ giảng trước đây mình được học, những người thầy, người cô mình đã được “thọ giáo”, dự giờ của các giảng viên đương nhiệm và tự mày mò sách vở... tôi dũng cảm chấp nhận những thử thách phía trước, chấp nhận những vấp ngã và hy vọng đó không phải là những cú ngã quá đau hoặc quá hụt hẫng. Vậy là sau 1 năm nhận bằng tốt nghiệp tôi được vinh dự bước chân lên bục giảng để trao đổi một vài điều nho nhỏ về luật học cho những đàn em đầu tiên – những người chỉ vào trường sau tôi 3 năm. Tiếp sau đó là nhiều nhiều lớp đàn em nữa, không chỉ vậy – đó còn là những cua giảng cho những lớp tại chức, văn bằng 2 – nơi mà thậm chí những người học đáng tuổi cha, chú mình. Chấp nhận thử thách, với nhiều kỷ niệm - vui có, buồn có... tôi tự nghĩ mình cũng là người hạnh phúc!


Nhiều người đã hỏi tôi về ước mong gì cho nghề dạy học nói chung và nghề dạy luật nói riêng. Tôi biết nói gì đây trong bộn bề suy nghĩ? Nếu vậy, điều đầu tiên tôi mong ước có lẽ sẽ là mong cho xã hội ngày càng cần “tri thức thực tế” hơn là “quan hệ xã hội” để câu chuyện “học vì bằng chứ không phải học vì hiểu biết” sẽ dần là câu chuyện của dĩ vãng! Mong cho “tư duy tự học” sẽ là tư duy không chỉ nằm trên những câu khẩu hiệu mà sẽ là thực tế nơi giảng đường. Tôi mong những người giảng luật sẽ tiếp tục khẳng định được chính mình và có được nhiều niềm tôn kính nơi những người học. Nhưng trên hết, mong cho tinh thần “thượng tôn pháp luật” thực sự đi vào cuộc sống để những người theo đuổi nghề luật có được những đóng góp và đồng hành là nhận được sự tôn vinh xứng đáng cho họ. Để những người làm thầy không còn phải nghe những câu ví như “những gì thầy dạy là hay nhưng đáng tiếc ở đời người ta lại không làm như vậy”! Đó có lẽ đã là quá đủ cho ước mong của một người làm thầy như tôi chăng?!


Những người trong nghề và đôi điều tâm sự…
Thêm một chút thời gian để ngẫm nghĩ về lý do cho lòng yêu nghề, có lẽ với tôi lòng yêu nghề và sự trân trọng nghề nghiệp đến một cách tự nhiên mà không hề gượng ép. Nó đến từ những gì tôi được thấy và cảm nhận chứ không đơn thuần là những thứ mang tính giáo điều!

Dẫu nghề luật vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhưng nếu chúng ta luôn tìm thấy những động lực và những niềm khích lệ chúng ta vẫn sẽ tự tin và hạnh phúc để đi về phía trước. Ai đó đã nói vậy và tôi cũng tin vậy. Động lực của tôi đến từ nhiều phía, song một trong những điều giúp tôi có được động lực lớn để sống vì nghề và tiếp tục phấn đấu chính là những người cùng nghề đáng tôn trọng mà tôi được gặp.

Người đầu tiên tôi gặp đó là một người bạn cùng giảng đường – anh nhiều tuổi hơn tôi. Anh kể cho tôi kỷ niệm về ngày chia tay mẹ để lên trường nhập học. Đó là một buổi chiều anh sẽ nhớ mãi về hình ảnh bà mẹ già ở vùng huyện đảo lau nước mắt chia tay con với đầy lo lắng khi khoản tiền mà anh có thể mang theo chỉ đủ tàu xe và mua mấy mẩu bánh mỳ. Cả một tuần đầu tiên, khi chưa thể tìm được việc để làm thêm, anh chỉ đủ tiền mua bánh mỳ để ăn đỡ đói. Những ngày sau đó là những ngày vật lộn với cả việc học và việc làm thêm. Sáng đi học, chiều đi dạy, tối viết bài gửi đăng các báo. Mỗi tháng kiếm được khoảng 800.000đ, 600.000đ dành cho việc ăn ở và nộp tiền học, anh dành dụm 200.000đ còn lại gửi về đỡ đần mẹ và em. Chia tay trong buổi cuối cùng tiễn anh nhận bằng về thành phố quê hương công tác, bên cạnh những sự tôn trọng và khâm phục về những gì anh đã làm được và cái giá của lòng yêu nghề, tôi còn hiểu thêm lý do về cái điều mà bạn bè vẫn bảo anh khác người khi mùa đông ngày nào cũng chỉ mặc áo sơ mi và áo mưa đến lớp: thật giản đơn - anh có đủ áo ấm như chúng tôi đâu để “trở thành một người bình thường”! Tôi hiểu được tại sao nhiều khi người ta có thể cười trong nước mắt!

Người thứ hai tôi gặp lại là một người đáng tôn trọng vì những nỗ lực cho niềm đam mê nghề nghiệp. Anh học hơn tôi 3 khóa, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo nhiều anh chị em tại một làng quê nhỏ ở miền Trung. Gia tài anh mang theo chỉ vọn vẹn là một ước vọng được học tập và đóng góp sức mình cho nghề luật. Câu chuyện mà giờ này bạn bè vẫn thường nhắc đến anh đó là câu chuyện cười ra nước mắt về giấc mơ bánh mỳ chứ không chỉ là giấc mơ nghề nghiệp. Phải khó khăn đến mức nào thì đến trong giấc mơ người ta vẫn ú a ú ớ gọi và nghĩ tới bánh mỳ! Thêm một câu chuyện nữa về anh đó là việc “học chui” tiếng anh. Anh không có đủ tiền để theo học bất cứ một khóa tiếng anh nào, vì vậy cách duy nhất để tiếp cận thứ ngoại ngữ phổ biến này chính là việc lang thang học chui từ lớp này đến lớp khác với cái dạ dày luôn trong tình trạng lép kẹp. Vậy nhưng thành công mà anh đạt được lại tỷ lệ nghịch với những điều kiện vật chất. Ra trường, thi tuyển và trở thành một trong 4 người trong hàng trăm người thi tuyển được trở thành thành viên của một công ty luật hàng đầu Việt Nam. Sau 3 năm anh trở thành một trong ít trưởng phòng trẻ của công ty. Tiếp tục với vốn tiếng anh tốt của mình anh hoàn thành khóa đào tạo luật sư tại Anh và nay đang là phó trưởng phòng pháp lý và đối ngoại cho một Tập đoàn bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Người thứ ba tôi muốn nhắc đến trong bài viết này không phải là một trong những người thuộc thế hệ chúng tôi. Anh thuộc về thế hệ đàn anh và đang là một trong những luật sư nổi tiếng hàng đầu Việt Nam trên nhiều phương diện. Đó chính là TS. LS. Phan Trung Hoài. Tôi biết về anh đã lâu qua những bài viết trên các tạp chí, những cuốn sách như Bút ký luật sư, Hành nghề trong vụ án hình sự… và đặc biệt là thông tin và diễn biến về những vụ án mà anh tham gia bào chữa. Qua những trang viết, những vụ kiện tôi biết anh là một luật sư thực sự có năng lực và đã có được chỗ đứng vững chắc trong nghề. Nhưng để thấy được lòng nhiệt huyết và cái tâm của một con người với nghề luật thì có thể nói đó chính là cuộc gặp gỡ may mắn của tôi với anh vào một buổi sáng cuối năm âm lịch 2006. Qua những câu chuyện, hàng loạt vụ kiện, hàng loạt số phận con người dường như vẫn còn nóng bỏng và hiển hiện rõ nét trong tâm trí anh. Những dòng chữ, những ngày lặn lội đi tìm chứng cứ bào chữa vẫn như vừa mới ngày hôm qua. Anh kể cho tôi đầy tâm trạng về những người anh gặp, cả về những thành công và những thất bại của mình. Nhưng trên hết anh cho tôi hiểu sự thành công hay thất bại trong một vụ kiện không thể đo được sự thành công trong cứu giúp một con người. Anh vẫn mải mê câu chuyện về vụ án của ông Nguyễn An Trung, về số phận của một con người vẫn còn mãi hằn sâu trong tâm trí anh. Những dòng bút ký anh viết về ông Nguyễn An Trung dường như vẫn còn đang theo anh mãi… đó là ký ức về cuộc gặp gỡ ông sau những tháng ngày gian nan trong cuộc chiến pháp lý để tìm sự công bằng và lẽ phải. Tôi vẫn ấn tượng mãi với khuôn mặt và giọng nói của anh khi nói về những dòng tâm sự trong Bút ký luật sư kết lại vụ án Nguyễn An Trung: “…vụ án Nguyễn An Trung nghe như tiếng thở dài của đêm. Tiếng thở dài ấy quá nhỏ đến mức không làm xao động được hành trình của những vì sao trên trời”. Thật khó khi đánh giá về một con người, nhưng với tôi hơn 2 tiếng đồng hồ gặp gỡ và những vụ kiện mà tôi đã biết về anh, chừng đó thôi cũng đủ để tôi tin rằng anh thực sự đang hạnh phúc và đang cống hiến những gì tốt nhất cho cuộc đời và cho nghề luật - ở đó không chỉ có những thành công hay thất bại của cuộc trường chinh pháp lý mà quan trọng hơn ở đó người luật sư hạnh phúc vì được cứu giúp những con người, những số phận trong cuộc chiến tìm lẽ phải và sự công minh. Đấy có lẽ là một phần lớn giá trị về nghề mà những người làm luật theo đuổi!

Những con người đáng trân trọng mà tôi được gặp không dừng ở con số 3, họ không quá nhiều nhưng cũng không phải là ít. Với tôi, đấy chính là những biểu tượng đầy thuyết phục cho sự đam mê, cống hiến và cả sự hạnh phúc của nghề luật. Chính họ đã là những minh chứng sống động để tôi luôn tự hào và thầm cảm ơn họ đã tiếp cho tôi nhiều sức mạnh, niềm vui để tự tin đi về phía trước trên con đường nghề nghiệp mà mình đã yêu, đã tin tưởng.


Đôi lời đọng lại…
Cho dẫu những dòng tản mạn chỉ như những góp nhặt nho nhỏ về cuộc sống và nghề luật, về tôi và những người tôi gặp, chúng không quá nhiều để nói lên nhiều điều và cũng chưa dừng lại, chúng sẽ tiếp tục được viết, được ghi lại trong tâm trí của tôi, của mỗi người đã, đang và sẽ dấn thân trên con đường luật học, nhưng cái sẽ mãi sáng và xuyên suốt những dòng nghĩ suy đó chính là triết lý về sự truy tìm cái đẹp của luật học: vẻ đẹp mà chúng chỉ được tìm thấy khi chúng ta thực sự có niềm đam mê, có sự nỗ lực và cả sự quan tâm đến những người xung quanh – những đồng nghiệp và cả những người mà chúng ta giúp đỡ. Vẻ đẹp về nghề luật không chỉ và không nên đo bằng sự thành công mang tính cá nhân, hãy nghĩ và hành động cho sự đóng góp mang tính cộng đồng!

(viết từ Sydney, Australia – 04/2007)

Thursday, July 19, 2007

Nghề luật và Tôi!




NGHỀ LUẬT VÀ TÔI

ThS. Nguyễn Bá Bình

- ĐH Luật Hà Nội

Ngước nhìn những bậc cha anh trong ngôi nhà luật học vẫn thấy mình còn thực sự quá nhỏ nhoi, nhưng rồi với bầu nhiệt huyết của một người trẻ tuổi đã thôi thúc tôi trải vài dòng sẻ chia cảm nhận về nghề. Không quá hão huyền để vẽ nên những triết lý lớn về nghề bằng câu chữ, tôi mong được nói và được viết về những câu chuyện có thực, những câu chuyện về bước đường vào nghề, về những trải nghiệm nho nhỏ trong quá trình học tập và hành nghề, về những người tôi gặp... Dù rằng như tựa đề của bài viết, một bài viết được viết nên từ những lời tâm sự, nhưng hy vọng rằng khi những dòng chữ này đến tay độc giả, chúng không còn đơn thuần là tâm sự mang tính cá nhân mà sẽ hòa nhập vào dòng tâm trạng chung của người đọc. Nếu được vậy, đó quả là một món quà thực sự quý giá và là niềm hạnh phúc lớn lao dành cho người viết.

Ước mơ ngày bé… và cánh cổng giảng đường

Những cuốn truyện được đọc, những bộ phim được xem là những nét phác họa đầu tiên về nghề luật, nhưng nó thực sự mạnh đến nỗi vượt lên khỏi những đam mê để trở thành khát vọng của bản thân tôi một ngày kia được là một phần trong cộng đồng những người học luật, nghiên cứu luật và làm luật. Chính ước mơ cháy bỏng ấy đã dắt tôi khỏi lũy tre làng để bước chân vào cánh cổng trường luật – nơi khởi đầu cho chặng đường nghề nghiệp.

Tuy nhiên, cuộc đời luôn có cả một khoảng cách quá rộng, thậm chí trái ngược với những ước mơ. Giảng đường với ngút trời sách vở không có chỗ cho những kẻ quá lãng mạn và viễn vông. Một chút hào hứng vụt tan biến nhưng trái lại nó cho tôi hiểu hơn về cuộc sống – cái chưa từng có trong quãng thời gian phổ thông – nơi mà đối với dân chuyên toán chúng tôi chỉ đầy rẫy những con số, công thức với những phép tính đúng sai rõ ràng. Lần đầu tiên tôi nhận thấy mình còn quá ngây thơ và thiếu hiểu biết về cuộc đời. Lần đầu tiên tôi phải tìm đến và lờ mờ nhận ra một phần về sự tồn tại của các triết thuyết, của sự tồn tại tất yếu và cần thiết của hệ thống pháp luật và điều thú vị đầu tiên đó là hiểu ra giá trị lớn lao của đạo luật tối cao – Hiến pháp.

Những khó khăn đầu tiên cũng sớm bắt đầu khi dân chuyên toán chỉ quen kiệm lờinhiều con số phải đối mặt với các bài luận và cả những cuộc hùng biện. Lúc này ước mơ của tuổi thơ đã lùi lại đằng sau, nhưng chỉ với sự tự tin, tự trọng của dân chuyên toán cộng hợp với một suy nghĩ giản đơn – đâm lao thì phải theo lao đã giúp tôi đủ kiên trì để vượt qua những ngày khó khăn nhất của thời kỳ đại học khi mà những cuốn nháp bài tập toán, lý của thời phổ thông biến mất trong nỗi nhớ vô bờ và nhường chỗ cho nó là những tập dày ngồn ngộn những học thuyết và lịch sử... về luật học.

Bỏ qua những mặc cảm về sự yếu kém ban đầu của dân khối A, tôi mày mò tìm cách học theo và vượt lên. Những cuốn từ điển tiếng Việt và những bài báo liên tiếp được gửi đi với tư cách cộng tác viên đã giúp tôi vượt lên chính mình trong con đường chinh phục khả năng viết lách của con nhà luật.

Những ngày đầu khó khăn dần trôi đi và khi tôi từng bước hiểu ra nhiều điều về những kiến thức nền tảng cho luật học như triết học, tâm lý học, logic học, lý luận chung về nhà nước và pháp luật... thì cũng là lúc chúng tôi bước vào những môn học chuyên ngành như hình sự, dân sự, kinh tế hay đất đai... Dường như đây là giai đoạn mà tư duy logic của dân khối A được phát huy một cách cao độ và trở nên hữu hiệu nhất khi chúng tôi phải đối mặt với việc phân tích các vụ việc pháp lý, kết nối thông tin và tìm kiếm giải pháp.

Hơn 4 năm đèn sách có cả những lúc thất vọng và những lúc hạnh phúc khi tìm thấy nhiều lời giải cho việc biến ước mơ thành hiện thực, tôi nhận ra một điều thật quan trọng về nghề: để có thể là một người học luật, nghiên cứu luật chuyên nghiệp và có năng lực chúng ta cần một nền tảng kiến thức và khả năng tổng hợp, đó không chỉ của khối A, khối C hay bất kỳ khối nào mà đó phải là sự cộng hưởng của tất cả. Đó có thể là một lý do chân chính để lý giải cho hiện tượng thực tế khi những người tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận và làm tốt rất nhiều công việc và vị trí xã hội khác nhau.

Hơn 4 năm ấy tôi cũng nhận thấy rằng sự học không chỉ trong đào tạo luật mà cho tất cả nền giáo dục đại học nước nhà dường như còn thiếu quá nhiều sự tự chủ của sinh viên. Khẩu hiệu và phương châm học tập ở đại học là tự học vẫn còn quá xa với những gì trên thực tế. Tôi tiếc cho nhiều người bỏ phí quãng thời gian đáng quý của thời đại học, tiếc cho sự thất vọng về ước mơ... khi chính họ đã không tự cứu giúp mình trước khi một ai đó có thể cứu giúp. Nhưng còn đó là niềm tự hào khi vẫn có nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã vượt lên được khó khăn và thất vọng để khẳng định mình bằng con đường tự học. Những người miệt mài với giảng đường, sách vở thư viện, với những vụ việc thực tế và cả những tài liệu nước ngoài đã sớm có được chỗ đứng đáng kính trọng trong xã hội và phần nào đã được vinh danh. Họ xứng đáng với điều đó và chúng ta cảm ơn họ - những người đã góp phần lớn lao làm nên uy tín của giới luật và nghề luật!

Ra trường và lần thứ hai gặp lại giảng đường đại học…

Bước chân ra khỏi cổng trường đại học trong bối cảnh nghề nghiệp còn nhiều khó khăn - đặc biệt cho giới luật học, tôi trở thành một trong những người may mắn khi được quay lại giảng đường trong một tư cách mới – chủ nhân của những bục giảng. Cảm nhận gì về nghề giảng viên luật ư? Cảm giác đầu tiên khi nhận được quyết định trở thành giảng viên đó là hạnh phúc – vậy là ước mơ được diễn thuyết trước hàng trăm người, ước mơ được chia sẻ và tranh luận về những điều mới mẻ trong luật học của tôi cũng đã đến ngày trở thành hiện thực! Và sau đó là những ngày lo lắng... Tôi không còn là sinh viên nữa, nghĩa là những điều tôi hiểu về nghề luật giờ đây không chỉ dành cho riêng tôi mà cần phải chia sẻ và phải tìm được con đường tốt nhất, thú vị nhất để sẻ chia cho những đàn em đi sau. Tôi đã từng nghe nói về “nghệ thuật sẻ chia” trong cuộc sống và giờ đây tôi hiểu cần phải có “nghệ thuật sẻ chia” trong lĩnh vực của mình! Đáng tiếc rằng, nếu như có cả bao nhiêu trường sư phạm để đào tạo ra người làm thầy trong những lĩnh vực khoa học cơ bản thì đối với nghề luật chúng tôi không có vinh dự được “học để làm thầy”. Ngoài một vài chục tiết về phương pháp sư phạm và sau này may mắn được theo học một khóa đào tạo ngắn hạn về giảng dạy đại học của các chuyên gia nước ngoài thì với những ngày đầu tiên làm nghề dạy học tôi chỉ biết cách “tự học để làm thầy”. Hồi tưởng lại những giờ giảng trước đây mình được học, những người thầy, người cô mình đã được “thọ giáo”, dự giờ của các giảng viên đương nhiệm và tự mày mò sách vở... tôi dũng cảm chấp nhận những thử thách phía trước, chấp nhận những vấp ngã và hy vọng đó không phải là những cú ngã quá đau hoặc quá hụt hẫng. Vậy là sau 1 năm nhận bằng tốt nghiệp tôi được vinh dự bước chân lên bục giảng để trao đổi một vài điều nho nhỏ về luật học cho những đàn em đầu tiên – những người chỉ vào trường sau tôi 3 năm. Tiếp sau đó là nhiều nhiều lớp đàn em nữa, không chỉ vậy – đó còn là những cua giảng cho những lớp tại chức, văn bằng 2 – nơi mà thậm chí những người học đáng tuổi cha, chú mình. Chấp nhận thử thách, với nhiều kỷ niệm - vui có, buồn có... tôi tự nghĩ mình cũng là người hạnh phúc!

Nhiều người đã hỏi tôi về ước mong gì cho nghề dạy học nói chung và nghề dạy luật nói riêng. Tôi biết nói gì đây trong bộn bề suy nghĩ? Nếu vậy, điều đầu tiên tôi mong ước có lẽ sẽ là mong cho xã hội ngày càng cần “tri thức thực tế” hơn là “quan hệ xã hội” để câu chuyện “học vì bằng chứ không phải học vì hiểu biết” sẽ dần là câu chuyện của dĩ vãng! Mong cho “tư duy tự học” sẽ là tư duy không chỉ nằm trên những câu khẩu hiệu mà sẽ là thực tế nơi giảng đường. Tôi mong những người giảng luật sẽ tiếp tục khẳng định được chính mình và có được nhiều niềm tôn kính nơi những người học. Nhưng trên hết, mong cho tinh thần “thượng tôn pháp luật” thực sự đi vào cuộc sống để những người theo đuổi nghề luật có được những đóng góp và đồng hành là nhận được sự tôn vinh xứng đáng cho họ. Để những người làm thầy không còn phải nghe những câu ví như “những gì thầy dạy là hay nhưng đáng tiếc ở đời người ta lại không làm như vậy”! Đó có lẽ đã là quá đủ cho ước mong của một người làm thầy như tôi chăng?!

Những người trong nghề và đôi điều tâm sự…

Thêm một chút thời gian để ngẫm nghĩ về lý do cho lòng yêu nghề, có lẽ với tôi lòng yêu nghề và sự trân trọng nghề nghiệp đến một cách tự nhiên mà không hề gượng ép. Nó đến từ những gì tôi được thấy và cảm nhận chứ không đơn thuần là những thứ mang tính giáo điều!

Dẫu nghề luật vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhưng nếu chúng ta luôn tìm thấy những động lực và những niềm khích lệ chúng ta vẫn sẽ tự tin và hạnh phúc để đi về phía trước. Ai đó đã nói vậy và tôi cũng tin vậy. Động lực của tôi đến từ nhiều phía, song một trong những điều giúp tôi có được động lực lớn để sống vì nghề và tiếp tục phấn đấu chính là những người cùng nghề đáng tôn trọng mà tôi được gặp.

Người đầu tiên tôi gặp đó là một người bạn cùng giảng đường – anh nhiều tuổi hơn tôi. Anh kể cho tôi kỷ niệm về ngày chia tay mẹ để lên trường nhập học. Đó là một buổi chiều anh sẽ nhớ mãi về hình ảnh bà mẹ già ở vùng huyện đảo lau nước mắt chia tay con với đầy lo lắng khi khoản tiền mà anh có thể mang theo chỉ đủ tàu xe và mua mấy mẩu bánh mỳ. Cả một tuần đầu tiên, khi chưa thể tìm được việc để làm thêm, anh chỉ đủ tiền mua bánh mỳ để ăn đỡ đói. Những ngày sau đó là những ngày vật lộn với cả việc học và việc làm thêm. Sáng đi học, chiều đi dạy, tối viết bài gửi đăng các báo. Mỗi tháng kiếm được khoảng 800.000đ, 600.000đ dành cho việc ăn ở và nộp tiền học, anh dành dụm 200.000đ còn lại gửi về đỡ đần mẹ và em. Chia tay trong buổi cuối cùng tiễn anh nhận bằng về thành phố quê hương công tác, bên cạnh những sự tôn trọng và khâm phục về những gì anh đã làm được và cái giá của lòng yêu nghề, tôi còn hiểu thêm lý do về cái điều mà bạn bè vẫn bảo anh khác người khi mùa đông ngày nào cũng chỉ mặc áo sơ mi và áo mưa đến lớp: thật giản đơn - anh có đủ áo ấm như chúng tôi đâu để “trở thành một người bình thường”! Tôi hiểu được tại sao nhiều khi người ta có thể cười trong nước mắt!

Người thứ hai tôi gặp lại là một người đáng tôn trọng vì những nỗ lực cho niềm đam mê nghề nghiệp. Anh học hơn tôi 3 khóa, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo nhiều anh chị em tại một làng quê nhỏ ở miền Trung. Gia tài anh mang theo chỉ vọn vẹn là một ước vọng được học tập và đóng góp sức mình cho nghề luật. Câu chuyện mà giờ này bạn bè vẫn thường nhắc đến anh đó là câu chuyện cười ra nước mắt về giấc mơ bánh mỳ chứ không chỉ là giấc mơ nghề nghiệp. Phải khó khăn đến mức nào thì đến trong giấc mơ người ta vẫn ú a ú ớ gọi và nghĩ tới bánh mỳ! Thêm một câu chuyện nữa về anh đó là việc “học chui” tiếng anh. Anh không có đủ tiền để theo học bất cứ một khóa tiếng anh nào, vì vậy cách duy nhất để tiếp cận thứ ngoại ngữ phổ biến này chính là việc lang thang học chui từ lớp này đến lớp khác với cái dạ dày luôn trong tình trạng lép kẹp. Vậy nhưng thành công mà anh đạt được lại tỷ lệ nghịch với những điều kiện vật chất. Ra trường, thi tuyển và trở thành một trong 4 người trong hàng trăm người thi tuyển được trở thành thành viên của một công ty luật hàng đầu Việt Nam. Sau 3 năm anh trở thành một trong ít trưởng phòng trẻ của công ty. Tiếp tục với vốn tiếng anh tốt của mình anh hoàn thành khóa đào tạo luật sư tại Anh và nay đang là phó trưởng phòng pháp lý và đối ngoại cho một Tập đoàn bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Người thứ ba tôi muốn nhắc đến trong bài viết này không phải là một trong những người thuộc thế hệ chúng tôi. Anh thuộc về thế hệ đàn anh và đang là một trong những luật sư nổi tiếng hàng đầu Việt Nam trên nhiều phương diện. Đó chính là TS. LS. Phan Trung Hoài. Tôi biết về anh đã lâu qua những bài viết trên các tạp chí, những cuốn sách như Bút ký luật sư, Hành nghề trong vụ án hình sự… và đặc biệt là thông tin và diễn biến về những vụ án mà anh tham gia bào chữa. Qua những trang viết, những vụ kiện tôi biết anh là một luật sư thực sự có năng lực và đã có được chỗ đứng vững chắc trong nghề. Nhưng để thấy được lòng nhiệt huyết và cái tâm của một con người với nghề luật thì có thể nói đó chính là cuộc gặp gỡ may mắn của tôi với anh vào một buổi sáng cuối năm âm lịch 2006. Qua những câu chuyện, hàng loạt vụ kiện, hàng loạt số phận con người dường như vẫn còn nóng bỏng và hiển hiện rõ nét trong tâm trí anh. Những dòng chữ, những ngày lặn lội đi tìm chứng cứ bào chữa vẫn như vừa mới ngày hôm qua. Anh kể cho tôi đầy tâm trạng về những người anh gặp, cả về những thành công và những thất bại của mình. Nhưng trên hết anh cho tôi hiểu sự thành công hay thất bại trong một vụ kiện không thể đo được sự thành công trong cứu giúp một con người. Anh vẫn mải mê câu chuyện về vụ án của ông Nguyễn An Trung, về số phận của một con người vẫn còn mãi hằn sâu trong tâm trí anh. Những dòng bút ký anh viết về ông Nguyễn An Trung dường như vẫn còn đang theo anh mãi… đó là ký ức về cuộc gặp gỡ ông sau những tháng ngày gian nan trong cuộc chiến pháp lý để tìm sự công bằng và lẽ phải. Tôi vẫn ấn tượng mãi với khuôn mặt và giọng nói của anh khi nói về những dòng tâm sự trong Bút ký luật sư kết lại vụ án Nguyễn An Trung: “…vụ án Nguyễn An Trung nghe như tiếng thở dài của đêm. Tiếng thở dài ấy quá nhỏ đến mức không làm xao động được hành trình của những vì sao trên trời”. Thật khó khi đánh giá về một con người, nhưng với tôi hơn 2 tiếng đồng hồ gặp gỡ và những vụ kiện mà tôi đã biết về anh, chừng đó thôi cũng đủ để tôi tin rằng anh thực sự đang hạnh phúc và đang cống hiến những gì tốt nhất cho cuộc đời và cho nghề luật - ở đó không chỉ có những thành công hay thất bại của cuộc trường chinh pháp lý mà quan trọng hơn ở đó người luật sư hạnh phúc vì được cứu giúp những con người, những số phận trong cuộc chiến tìm lẽ phải và sự công minh. Đấy có lẽ là một phần lớn giá trị về nghề mà những người làm luật theo đuổi!

Những con người đáng trân trọng mà tôi được gặp không dừng ở con số 3, họ không quá nhiều nhưng cũng không phải là ít. Với tôi, đấy chính là những biểu tượng đầy thuyết phục cho sự đam mê, cống hiến và cả sự hạnh phúc của nghề luật. Chính họ đã là những minh chứng sống động để tôi luôn tự hào và thầm cảm ơn họ đã tiếp cho tôi nhiều sức mạnh, niềm vui để tự tin đi về phía trước trên con đường nghề nghiệp mà mình đã yêu, đã tin tưởng.

Đôi lời đọng lại…

Cho dẫu những dòng tản mạn chỉ như những góp nhặt nho nhỏ về cuộc sống và nghề luật, về tôi và những người tôi gặp, chúng không quá nhiều để nói lên nhiều điều và cũng chưa dừng lại, chúng sẽ tiếp tục được viết, được ghi lại trong tâm trí của tôi, của mỗi người đã, đang và sẽ dấn thân trên con đường luật học, nhưng cái sẽ mãi sáng và xuyên suốt những dòng nghĩ suy đó chính là triết lý về sự truy tìm cái đẹp của luật học: vẻ đẹp mà chúng chỉ được tìm thấy khi chúng ta thực sự có niềm đam mê, có sự nỗ lực và cả sự quan tâm đến những người xung quanh – những đồng nghiệp và cả những người mà chúng ta giúp đỡ. Vẻ đẹp về nghề luật không chỉ và không nên đo bằng sự thành công mang tính cá nhân, hãy nghĩ và hành động cho sự đóng góp mang tính cộng đồng!

(viết từ Sydney, Australia – 04/2007)

(Bài viết đã được đưa vào bản thảo cuốn sách "Nghề luật - những nghĩ suy" - Nxb Tư pháp - Bộ Tư pháp Việt Nam)

Thursday, July 12, 2007

Thực thi pháp luật: Nói chuyện xã, phường!




thùc thi ph¸p luËt: nãi chuyÖn x·, ph­êng!

ThS. NguyÔn B¸ B×nh

§H LuËt Hµ Néi

Kh«ng thÓ tÝnh ®­îc ®· cã bao nhiªu bµi viÕt, bao nhiªu ®Ò tµi vÒ hoµn thiÖn ph¸p luËt. Nh­ng ph¸p luËt dï cã hay ®Õn mÊy còng chØ lµ nh÷ng trang giÊy kh« khan nÕu nh­ nã kh«ng ®­îc con ng­êi ®­a vµo cuéc sèng. Nãi vËy còng ®ñ thÊy ®­îc ý nghÜa cña thùc thi ph¸p luËt lín lao biÕt chõng nµo!

Vµo nh÷ng n¨m 1945, ngay sau khi n­íc nhµ míi dµnh ®­îc ®éc lËp, v¨n b¶n ph¸p luËt kh«ng thÓ nãi lµ ®Çy ®ñ vµ hoµn chØnh nh­ ngµy nay, nh­ng viÖc thùc hiÖn vÉn ®­îc coi lµ kh¸ tèt vµ ng­êi d©n ®Òu hµi lßng víi nh÷ng g× ®· cã, cßn ngµy nay v¨n b¶n ph¸p luËt th× nhiÒu vµ ngµy cµng ®­îc hoµn thiÖn, vËy mµ d©n vÉn kªu vµ vÉn l¾m phiÒn phøc trong thùc hiÖn. T¹i sao ­? E l¹i ph¶i t×m c¨n nguyªn tõ nh÷ng con ng­êi thùc thi ph¸p luËt, ®Çu tiªn lµ nh÷ng c¸n bé cÊp x·, ph­êng - nh÷ng ng­êi rÊt gÇn d©n! Suy cho ®Õn cïng, yÕu tè chñ ®¹o cña thùc thi ph¸p luËt chÝnh lµ c©u chuyÖn vÒ con ng­êi thùc thi ph¸p luËt. VËy nh÷ng con ng­êi Êy ®· vµ ®ang "hµnh ph¸p", "chÊp ph¸p" ra sao?

C©u chuyÖn sè 1: T«i ®i ®¨ng ký kÕt h«n

T«i - mét ng­êi mµ hé khÈu th­êng tró ë mét TØnh miÒn trung xa x«i cã vî s¾p c­íi lµ d©n Hµ Néi. Theo quy ®Þnh, viÖc ®¨ng ký kÕt h«n t¹i Ph­êng mµ vî t«i th­êng tró th× trong hå s¬ ®¨ng ký kÕt h«n chØ cÇn cã sæ hé khÈu cña vî lµ ®ñ. VËy nh­ng «ng c¸n bé t­ ph¸p Ph­êng vÉn ®ßi t«i ph¶i tr×nh hé khÈu víi mét lý do xem chõng rÊt "hîp lý": kh«ng cã hé khÈu lµm sao t«i biÕt anh lµ ai? T×nh huèng nµy ®­a ®Õn hai hÖ qu¶ "trí trªu": Thø nhÊt, t«i ph¶i vÒ quª ®Ó lÊy hé khÈu hoÆc nhê gia ®×nh göi ra, nh­ng kÕt côc ®Òu dÉn ®Õn hai sù l·ng phÝ: thêi gian vµ tiÒn b¹c. Thø hai, ®Æt t×nh huèng hé khÈu cña t«i ®ang ph¶i sö dông vµo mét viÖc g× ®ã hoÆc xÊu h¬n lµ ®· mÊt vµ ®ang chê xin cÊp l¹i th× cã nghÜa lµ viÖc ®¨ng ký kÕt h«n cña t«i kh«ng thÓ thùc hiÖn ®­îc, trong khi theo ph¸p luËt lµ hoµn toµn cã thÓ.

C©u chuyÖn sè 2: T«i ®i xin chøng nhËn ®Ó cÊp l¹i ®¨ng ký xe m¸y

T«i bÞ mÊt ®¨ng ký xe m¸y, vËy lµ ph¶i xin cÊp l¹i. VÒ mÆt thñ tôc th× tr­íc hÕt ph¶i lµm ®¬n tr×nh b¸o víi c«ng an viÖc mÊt GiÊy ®¨ng ký, sau ®ã dïng tê ®¬n nµy ®Õn ph­êng ®Ó xin mét c¸i ®¬n kh¸c trong ®ã x¸c nhËn cã hé khÈu th­êng tró t¹i ph­êng vµ cuèi cïng dïng tê ®¬n xin ®­îc ë ph­êng ®Õn C«ng an thµnh phè ®Ó xin cÊp l¹i giÊy ®¨ng ký xe m¸y. H«m ®Çu tiªn ®Õn Trô së C«ng an Ph­êng th× nghe b¶o ®/c C«ng an khu vùc ®i xuèng ®Þa bµn. Vµi h«m kh¸c ®Õn còng thÕ (kh«ng hiÓu t¹i sao c¸c vÞ ®i ®Þa bµn nhiÒu vËy!). T×m sè ®iÖn tho¹i ®Ó liªn l¹c víi ®/c c«ng an khu vùc th× ®­îc hÑn ®Õn kho¶ng 3h chiÒu ®Õn ph­êng lµm viÖc. ChiÒu vÉn kh«ng gÆp ®­îc. H«m kh¸c n÷a l¹i tíi: gÆp ®/c c«ng an khu vùc th× nghe b¶o Tr­ëng, Phã c«ng an ph­êng ®Òu ®i v¾ng nªn kh«ng ký ®­îc, l¹i ®­îc hÑn tèi ra lÊy giÊy. Tèi ra th× c«ng an ph­êng cã viÖc bËn. Vµ m·i cuèi cïng th× ®Õn h«m sau (sau mét tuÇn theo ®uæi) t«i còng cã ®­îc giÊy chøng nhËn cña c«ng an vÒ viÖc "cã nghe t«i ®Õn tr×nh b¸o vÒ viÖc mÊt giÊy ®¨ng ký xe m¸y"! TiÕp tôc gÆp mét lo¹t r¾c rèi n÷a ë UBND Ph­êng, l¹i mÊt gÇn 1 tuÇn th× t«i míi cã ®­îc mçi mét tê ®¬n víi néi dung x¸c nhËn: t«i cã hé khÈu th­êng tró t¹i Ph­êng!

C©u chuyÖn sè 3: Söa nhµ

B¹n t«i míi mua mét c¨n hé ë khu tËp thÓ, võa chuyÓn ®Õn xong nªn còng cã söa ch÷a qua loa. Bçng ®ªm nä nhËn ®­îc mét có ®iÖn tho¹i. Ng­êi ®Çu d©y lµ ®/c c«ng an khu vùc, ®/c c«ng an tá vÎ rÊt s¸t sao: chó söa nhµ xong ch­a? B¹n t«i söng sèt: D¹ em chØ söa qua loa mét chót, sao anh biÕt nhanh vËy? §/c c«ng an th¶n nhiªn ®¸p: söa xong råi th× ngµy mai ra ph­êng gÆp anh nhÐ! Vµ cóp m¸y. S¸ng h«m sau ra ph­êng, gÆp ®/c c«ng an khu vùc cËu ta véi ®­a tay ra b¾t, nh­ng thËt ng¹c nhiªn ®/c c«ng an kh«ng b¾t l¹i mµ chØ ®Ó ngöa lßng bµn tay ®­a ra phÝa tr­íc. B¹n t«i lµ ng­êi nhanh ý véi rót ra mét tê 50.000® dói vµo bµn tay ®ang ®Ó ngöa ®ã. §/c c«ng an b×nh th¶n nãi: th«i chó vÒ ®i, xong råi ®Êy!

C©u chuyÖn sè 4: T«i ®i lµm chøng nhËn t¹m tró dµi h¹n

B¹n t«i lµ d©n tõ quª ra Hµ Néi, may m¾n ®· mua ®­îc nhµ vµ ®ang cã c«ng viÖc æn ®Þnh ë mét c«ng ty t¹i thñ ®«. §Ó cã thÓ lµm ®­îc hé khÈu thµnh phè th× tr­íc tiªn ph¶i thuéc diÖn t¹m tró dµi h¹n (diÖn KT3). Do ®ã ph¶i ®Õn ph­êng ®Ó lµm thñ tôc t¹m tró. §Õn ph­êng víi c¸c giÊy tê cÇn thiÕt th× ®­îc ®/c c«ng an khu vùc tr¶ lêi: Hå s¬ cña chó ®ñ hÕt, chØ thiÕu mét thø. B¹n t«i hái l¹i: ThiÕu thø g× h¶ anh? ®/c c«ng an vÉn rÊt th¶n nhiªn: cßn thiÕu mét thø? B¹n t«i l¹i lµ ng­êi kh¸ nhanh ý (d©n kinh doanh mµ!): anh ¬i, thiÕu thø g× anh em m×nh tÝnh sau vËy, trêi ®ang nãng qu¸ em mêi anh ®i lµm vµi cèc n­íc cho m¸t! Sau mét trËn nhËu tíi bÕn hÕt gÇn 1 triÖu, ®/c c«ng an khÒ khµ: chó ®­a giÊy tê ®©y anh ký cho, thiÕu thø g× ch¼ng cÇn n÷a!

C©u chuyÖn thø n!...

Nh÷ng c©u chuyÖn cã kÓ m·i còng kh«ng døt, ®äng l¹i chØ lµ nh÷ng nçi buån! DÜ nhiªn, kh«ng ai cã thÓ quy kÕt nh÷ng ®iÒu nh­ trªn cho tÊt th¶y c¸c c¸n bé x·, ph­êng, nh­ng c¸i mµ t¸c gi¶ bµi viÕt muèn h­íng ®Õn ®ã lµ chØ ra ®­îc phÇn nµo nh÷ng bÊt cËp trong viÖc thùc thi ph¸p luËt cña ®éi ngò c¸n bé x·, ph­êng hiÖn nay. Bëi d­êng nh­ c©u chuyÖn vÒ nh÷ng "kho¶ng tèi" trong thùc thi ph¸p luËt ngµy mét thªm nhiÒu. §©u lµ nguyªn nh©n cña t×nh tr¹ng "kh«ng hµnh ph¸p mµ lµ hµnh d©n" nh­ trªn? Theo chóng t«i chñ yÕu r¬i vµo hai tr­êng hîp sau ®©y:

Thø nhÊt, kh«ng hiÓu biÕt ph¸p luËt nªn ®ông c¸i g× còng sî sai vµ v× thÕ n¹i ra ®ñ lo¹i giÊy tê ®Ó ®Ò phßng thiÕu sãt! (vÝ dô c©u chuyÖn sè 1).

Thø hai, hiÓu ph¸p luËt nh­ng bÊt chÊp ®Ó nh»m trôc lîi. Tr­êng hîp nµy ngµy cµng diÔn ra nhiÒu trªn thùc tÕ.

Chóng ta ®Òu biÕt r»ng trong con m¾t cña d©n chóng th× Nhµ n­íc ®¬n gi¶n chÝnh lµ c¸c c¸n bé, c«ng chøc mµ hä ®­îc tiÕp xóc, ®­îc biÕt tíi. C¸n bé, c«ng chøc lµm sai ®ång nghÜa víi Nhµ n­íc lµm sai. V× lÏ ®ã, nh÷ng hµnh vi cña c¸n bé cÊp x·, ph­êng cho dÉu lµ nhá nh­ng t¸c h¹i l¹i v« cïng lín, khi mµ ®©y l¹i lµ c¬ quan gÇn d©n nhÊt.

§Ó thùc sù t¹o dùng ®­îc niÒm tin ngµy cµng cao h¬n cho d©n chóng vÒ mét Nhµ n­íc cña d©n, do d©n vµ v× d©n, ®Ó ph¸p luËt thùc sù ®i vµo cuéc sèng th× cÇn b¾t ®Çu tõ viÖc hoµn thiÖn bé m¸y hµnh chÝnh ë c¬ së: c¸n bé cÊp x·, ph­êng ph¶i thùc sù hµnh xö ®óng ph¸p luËt, thùc sù lµ "c«ng béc" cña nh©n d©n. Muèn lµm ®­îc viÖc ®ã, theo chóng t«i cã hai biÖn ph¸p cÇn ph¶i ®­îc thùc hiÖn ngay: n©ng cao kiÕn thøc ph¸p luËt cho ®éi ngò c¸n bé x· ph­êng vµ cã c¬ chÕ gi¸m s¸t vµ ph¸t hiÖn vi ph¹m còng nh­ xö lý c«ng khai, nghiªm minh c¸c c¸ nh©n sai ph¹m. Trong ®ã, viÖc n©ng cao kiÕn thøc ph¸p luËt ph¶i ®­îc triÓn khai mang tÝnh thùc chÊt, tr¸nh h×nh thøc (mang tÝnh b»ng cÊp), cô thÓ lµ cÇn båi d­ìng kiÕn thøc s¸t víi néi dung mµ c¸n bé, c«ng chøc ®ã ®¶m nhiÖm (ch¼ng h¹n nh­ tæ chøc nhiÒu kho¸ tËp huÊn nghiÖp vô). C¬ chÕ gi¸m s¸t vµ ph¸t hiÖn vi ph¹m cÇn t¨ng c­êng vai trß cña ng­êi d©n vµ chÕ tµi xö ph¹t thËt nghiªm minh. ý kiÕn ph¶n håi cña ng­êi d©n ph¶i ®­îc l¾ng nghe vµ xö lý cô thÓ, chø kh«ng chØ lµ ý kiÕn mét chiÒu "bÆt v« ©m tÝn" - tr¸nh t×nh tr¹ng nh÷ng hßm th­ gãp ý ®­îc ®­a ra chØ mang tÝnh tr­ng bµy!

(Bµi viÕt ®· c«ng bè trªn t¹p chÝ n¨m 2006 - BTP)

Friday, July 6, 2007

Thiếu một "bản vẽ kiến trúc" cho xây dựng pháp luật nước nhà?!




Thiếu một "bản vẽ kiến trúc"

cho xây dựng pháp luật nước nhà?!

ThS. Nguyễn Bá Bình

ĐH Luật Hà Nội

Những đạo luật được ban hành là sản phẩm của nhiều cố gắng và nỗ lực của không chỉ các nghị sỹ mà còn cả đông đảo dân chúng. Tuy nhiên, trên thực tế các đạo luật ở Việt Nam phần lớn đều chỉ là những đạo luật "khung" - nó giống như một cơ thể người, nhưng còn thiếu tay, thiếu chân. Để có thể tác động thực sự đến đời sống xã hội thì phải thông qua "những tay, những chân" là các Nghị định, thông tư.

Với triết lý xem Nghị định, Thông tư như những "đạo luật nối dài" chứ không phải là những văn bản quy định thể thức thi hành luật của các cơ quan hành pháp, nên thật dễ hiểu khi tình trạng luật thì có, nhưng vẫn không áp dụng được, bởi lẽ tốc độ tạo ra phần cơ thể nhanh hơn nhiều so với tốc độ tạo ra "phần tay, chân". Các đạo luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về nhà ở đã chính thức có hiệu lực từ khá lâu, nhưng dường như dân chúng vẫn phải sống trong tình trạng "phi luật" - bởi vì thiếu Nghị định, thiếu Thông tư. Nghịch lý nằm ở chỗ: ở đất nước này, từ xưa người ta vẫn chỉ nói về câu chuyện "ý thức pháp luật của người dân chưa cao", thì nay lại xảy ra câu chuyện ngược lại: "ý thức pháp luật của người dân quá cao" - họ vẫn đang ngày đêm ngóng chờ pháp luật, ngóng chờ Nghị định, Thông tư để được sống và làm việc theo pháp luật.

Thiếu Nghị định, thiếu Thông tư đem lại một loạt hệ quả không mong muốn. Điều đầu tiên và thực sự quan trọng cho mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền - với tinh thần thượng tôn pháp luật, đó là pháp luật phải thực sự chi phối và có hiệu lực thực tế đối với các quan hệ xã hội, thì chỉ bởi vì "thiếu tay, thiếu chân" mà các đạo luật chỉ dừng lại trên những trang giấy, về lý luận thì luật đã có hiệu lực, nhưng rõ ràng khi mà chưa có Nghị định, thông tư hướng dẫn thì hiệu lực đó cũng chỉ là hiệu lực "ảo".

Không có Nghị định, Thông tư cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ một cách "khó hiểu". Chỉ với việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn về đầu tư kéo theo vô số hồ sơ, dự án đầu tư bị xếp xó thì những kêu gọi, khuyến khích và ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phỏng có ích gì? Thiếu Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, người dân vẫn cứ phải đi đi về về với bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đồng nghĩa với việc tiêu tốn vô khối thời gian, công sức và tiền bạc…

Không có Nghị định, Thông tư thì hàng loạt hoạt động của chính cơ quan công quyền cũng không thể triển khai, kéo theo là sự lãng phí về nhân lực. Đó là chưa kể một số hành vi vụ lợi có thể phát sinh trong quá trình "chờ hướng dẫn"!

Chúng ta vẫn lên án về hàng loạt dự án quy hoạch treo, về sự chậm trễ triển khai các công trình xây dựng đưa đến thất thoát, lãng phí cho ngân sách quốc gia. Nhưng với việc Chính phủ công bố còn nợ tới gần 200 Nghị định - đồng nghĩa với một loạt hệ quả trớ trêu như trên thì sự "mất mát" lớn lao đến chừng nào?

Từ xưa tới nay, vẫn một quy trình Quốc hội làm Luật, Chính phủ ra Nghị định hướng dẫn, các Bộ ra Thông tư quy định chi tiết. Nhưng dường như còn thiếu một lộ trình cụ thể cho việc bắt buộc phải có văn bản hướng dẫn và thiếu những quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Xây dựng pháp luật, nói nôm na cũng chẳng khác gì việc xây một ngôi nhà, rõ ràng, cho dù việc làm nền, làm móng có nhanh và hoàn thiện đến mấy nhưng nếu các công đoạn xây nhà tiếp theo chậm trễ thì cũng chỉ để lại là những nền móng với cốt thép chơ vơ - cùng với thời gian có thể rằng chưa kịp xây nhà thì cốt thép và nền móng đã hỏng! Pháp luật cũng vậy, luật có ra nhiều, nhanh và chất lượng đến mấy, nhưng thiếu Nghị định, Thông tư thì có thể nói "công sức Quốc hội cũng đổ xuống sông, xuống bể"! Gia nhập WTO, xây dựng Nhà nước pháp quyền - không còn là khẩu hiệu mà đang rất gần và vô cùng thiết yếu, vậy thì hoàn thiện quy trình không chỉ cho việc xây dựng Luật mà cho tổng thể của hệ thống pháp luật rõ ràng là việc cần làm ngay! Giống như việc xây nhà muốn đẹp, muốn tốt trước tiên phải có được một bản vẽ kiến trúc tốt, đã đến lúc cần có một "bản vẽ chi tiết" cho việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Trong "bản vẽ" đó cần định rõ thời hạn và kéo theo là những trách nhiệm pháp lý cần thiết đối với các cơ quan hành pháp khi ban hành các văn bản hướng dẫn luật!

(Bài viết đã công bố vào năm 2006 trên Tạp chí của Bộ Tư pháp)

Tuesday, July 3, 2007

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Cần phải biết "nhìn lên"!




Ban hµnh v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt:

cÇn ph¶i biÕt "nh×n lªn"!

ThS. NguyÔn B¸ B×nh

§H LuËt Hµ Néi

HÖ thèng v¨n b¶n ph¸p luËt cña mçi quèc gia nh­ khu«n phÐp cña mét c«ng ty thu nhá. Trong c«ng ty c¸c chØ thÞ ®Òu tu©n theo mét thø bËc nhÊt ®Þnh, ý kiÕn cña gi¸m ®èc ph¶i lµ tèi th­îng, tiÕp ®Õn lµ chØ ®¹o triÓn khai cña c¸c tr­ëng phßng ban vµ cuèi cïng ng­êi trùc tiÕp thùc hiÖn lµ c¸c nh©n viªn. HÖ thèng ph¸p luËt còng vËy, cao nhÊt lµ HiÕn ph¸p, nÊc thø hai lµ LuËt, ph¸p lÖnh, tiÕp theo lµ nghÞ ®Þnh vµ d­íi n÷a lµ th«ng t­, chØ thÞ, quyÕt ®Þnh... C«ng ty chØ cã thÓ ho¹t ®éng tèt nÕu nh­ c¸c chØ ®¹o triÓn khai cña c¸c tr­ëng phßng ban lµ sù "cô thÓ ho¸" c¸c ý kiÕn cña gi¸m ®èc. Mäi thø sÏ trë nªn "rèi lo¹n" nÕu nh­ gi¸m ®èc chØ ®¹o mét ®­êng, tr­ëng phßng h­íng dÉn mét nÎo. "N«m na ho¸" nh­ vËy ®ñ hiÓu sÏ tai h¹i thÕ nµo nÕu ®iÒu t­¬ng tù x¶y ra víi hÖ thèng ph¸p luËt. ThÕ nªn thËt lµ "sèc" khi ®ãn nhËn th«ng tin do Côc kiÓm tra VBQPPL cña Bé T­ ph¸p c«ng bè r»ng cã tíi 33/64 tØnh thµnh ban hµnh v¨n b¶n tr¸i luËt vµ sè liÖu kiÓm tra cña ChÝnh phñ tõ th¸ng 11/2003 ®Õn th¸ng 5/2005 th× cho thÊy trong sè 3632 v¨n b¶n b­íc ®Çu ®· ph¸t hiÖn trªn 400 v¨n b¶n cã dÊu hiÖu tr¸i ph¸p luËt. ThËm chÝ cã c¶ nh÷ng v¨n b¶n ph¸p luËt cßn bÞ xem lµ "vi hiÕn" (§¬n cö nh­ Th«ng t­ 02 ngµy 13/01/2003 cña Bé C«ng an h­íng dÉn tæ chøc cÊp ®¨ng ký, biÓn sè ph­¬ng tiÖn c¬ giíi ®· quy ®Þnh: "…mçi ng­êi chØ ®­îc ®¨ng ký 1 xe m« t« hoÆc xe g¾n m¸y". Theo Uû ban ph¸p luËt cña Quèc héi, quy ®Þnh nµy ®· h¹n chÕ quyÒn së h÷u cña c«ng d©n - ®­îc quy ®Þnh t¹i §iÒu 58 HiÕn ph¸p 1992).

Trong c¸i "sèc" ®ã, mçi ng­êi ®Òu cã nh÷ng c¶m nhËn cña riªng m×nh, nh­ng cã lÏ lµ c¶ niÒm vui xen lÉn nçi ©u lo: mõng cho tÝnh minh b¹ch vµ c«ng khai ®ang ngµy cµng ®­îc thÓ hiÖn (bëi tr­íc ®©y hÇu nh­ ng­êi ta chØ thÊy nãi vÒ chuyÖn d©n lµm sai, c«ng ty lµm sai, chø lµm g× cã chuyÖn v¨n b¶n sai), cßn lo lµ khi mµ t©m lý "chê cã v¨n b¶n h­íng dÉn" míi thùc hiÖn vµ còng chñ yÕu thùc hiÖn theo c¸c v¨n b¶n h­íng dÉn chi tiÕt th× víi nh÷ng v¨n b¶n tr¸i luËt trªn sÏ ®em l¹i hËu qu¶ ra sao vµ bao giê míi ®­îc kh¾c phôc???

NÕu nh×n vµo hiÖn tr¹ng c¸c v¨n b¶n tr¸i luËt, cã thÓ thÊy cã hai tr­êng hîp tr¸i luËt c¬ b¶n: thø nhÊt, tr¸i luËt, ®ång thêi kh«ng hîp lý (vÝ dô: quy ®Þnh cña Th«ng t­ 02 ®· nãi ë trªn) vµ thø hai lµ tr¸i luËt nh­ng l¹i cã tÝnh hîp lý - cã hiÖu qu¶ kh¸ tèt cho c«ng t¸c qu¶n lý trªn thùc tÕ (vÝ dô: QuyÕt ®Þnh sè 79/2003/Q§-UB cña UBND TP §µ N½ng vÒ viÖc xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh cña lùc l­îng thanh niªn xung kÝch trªn ®Þa bµn). §èi víi tr­êng hîp thø nhÊt th× kh«ng cÇn ph¶i bµn g× thªm, tuy nhiªn ®èi víi tr­êng hîp thø hai th× còng cã nhiÒu ý kiÕn cßn ¸i ng¹i khi ph¶i söa ®æi, hay huû bá c¸c v¨n b¶n nµy vµ do ®ã muèn nÝu kÐo sù tån t¹i cña chóng. Víi tr­êng hîp nµy, chóng ta vÉn th­êng nghe nãi vÒ tÝnh kh¶ thi cña ph¸p luËt b»ng côm tõ "hîp ph¸p tr­íc hÕt ph¶i hîp lý". Tuy nhiªn, râ rµng b¶n th©n néi hµm cña côm tõ nµy còng kh«ng ®ång nghÜa víi "hîp lý lµ hîp ph¸p". CÇn thÊy r»ng thùc tÕ cuéc sèng lu«n ®a d¹ng vµ ph¸t triÓn kh«ng ngõng, nh÷ng t×nh huèng míi liªn tôc ph¸t sinh, trong khi ph¸p luËt th× dÉu cã cè g¾ng ®Õn ®©u còng chØ h¹n chÕ ®­îc kho¶ng c¸ch víi thùc tiÔn, chø kh«ng thÓ ph¶n ¸nh kÞp thêi ®­îc hÕt th¶y c¸c vÊn ®Ò thùc tiÔn ph¸t sinh. Cho dï vËy, viÖc ban hµnh c¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt ®Ó ®iÒu chØnh c¸c lÜnh vùc míi còng ph¶i ®­îc lµm tõ trªn xuèng d­íi, ®­îc lµm trong khu«n khæ ph¸p luËt, chø kh«ng thÓ lµm theo kiÓu "thÊy hîp lý th× lµm". Gi¶i thÝch vÒ sù tån t¹i cña mét v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt cÇn ph¶i tõ gãc nh×n sù hîp lý cña c¶ mét hÖ thèng ph¸p luËt, chø kh«ng chØ lµ sù hîp lý cho viÖc ®iÒu chØnh mét vÊn ®Ò thùc tiÔn ph¸t sinh.

§i t×m c¨n nguyªn cho nh÷ng sai ph¹m nãi trªn th× lý do c¬ b¶n nhÊt cã lÏ lµ bëi chóng ta cßn thiÕu "mét c¸i nh×n lªn" ®Ó biÕt m×nh ®ang ë ®©u, trong ph¹m vi nµo, tõ ®ã thÊy ®­îc m×nh cã thÓ lµm g× vµ kh«ng ®­îc phÐp lµm g×. C¸c c¬ quan ban hµnh v¨n b¶n tr¸i luËt ®ã d­êng nh­ ®ang "tù cho m×nh mét c¸i quyÒn qu¸ lín".

Cè nhiªn còng kh«ng nªn qu¸ bi luþ vÒ t×nh h×nh vi ph¹m x¶y ra trong chÝnh c¸c c¬ quan ban hµnh v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt, bëi lÏ "cã lµm th× tÊt cã sai" vµ chóng ta vÉn ®ang trong tiÕn tr×nh c¶i c¸ch vµ hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt. C¸i ®¸ng lo chØ lµ cã nh÷ng v¨n b¶n tån t¹i qu¸ l©u míi ®­îc ph¸t hiÖn lµ sai vµ cã nh÷ng v¨n b¶n mµ d­ luËn ®· ®Æt vÊn ®Ò, ®ång thêi thÓ hiÖn c¶ tÝnh bÊt hîp lý trªn thùc tÕ mét c¸ch râ rµng nh­ng m·i míi ®­îc ph¸t hiÖn (thËm chÝ ®­îc coi lµ vi hiÕn). DÉu sao th× "muén vÉn h¬n kh«ng", nh÷ng sè liÖu võa qua thiÕt nghÜ còng lµ håi chu«ng c¶nh b¸o cho viÖc chóng ta - nh÷ng c¬ quan lËp quy nh­ng l¹i thiÕu ®i sù "t«n träng ph¸p luËt" vµ ®ã còng lµ sù "nh¾c nhë" quý b¸u gióp cho mçi mét c¬ quan chøc n¨ng cã ®­îc c¸ch nh×n nhËn míi trong qu¸ tr×nh lËp quy.

Quy tr×nh lËp ph¸p, lËp quy ®ang ngµy mét ®­îc c¶i thiÖn theo h­íng ®¬n gi¶n vµ hiÖu qu¶ h¬n, thiÕt nghÜ viÖc ®­a c¸c quy ®Þnh míi vµo v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt cÇn ph¶i ®i theo "t«n ti trËt tù" tõ cao xuèng thÊp, chø kh«ng thÓ theo kiÓu tù do s¸ng t¹o mét c¸ch v« lèi. Chóng ta ®ang x©y dùng Nhµ n­íc ph¸p quyÒn víi tinh thÇn "ph¸p luËt lµ tèi th­îng", ®iÒu ®ã chØ ®­îc thùc tÕ ho¸ khi ®¶m b¶o mét trong nh÷ng ®iÒu kiÖn tiªn quyÕt ®ã lµ tÝnh nhÊt qu¸n. Ng­êi d©n sÏ kh«ng biÕt hµnh xö ra sao vµ cßn ph¶i chÞu nhiÒu phiÒn to¸i khi "trªn nãi mét ®»ng, d­íi b¶o mét nÎo". Hy väng r»ng viÖc ph¸t hiÖn, c«ng khai ho¸ vµ kh¾c phôc c¸c v¨n b¶n tr¸i luËt ngµy ®­îc lµm mét c¸ch ®Òu ®Æn vµ hiÖu qu¶ h¬n, nh­ng h¬n hÕt lµ cÇu mong cho c¸c c¬ quan chøc n¨ng h·y biÕt "nh×n lªn" ®Ó bít ®i t×nh tr¹ng "luËt nh­ng l¹i tr¸i luËt". Ph¸p luËt chØ cã thÓ thùc sù ®­îc "th­îng t«n" khi ë ®ã cã ®­îc sù nhÊt qu¸n - mçi v¨n b¶n ph¶i ®øng ®óng vÞ trÝ cña m×nh!

(Bài viết đã đăng trên Tạp chí TGPL - Nxb Tư pháp - Bộ Tư pháp, 2006)

Monday, July 2, 2007

"Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền" - Cần chia sẻ hơn là lên án!




"Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền"

- Cần chia sẻ hơn là lên án!

Nguyễn Bá Bình

Thạc sỹ luật học - ĐH Luật Hà Nội

Tôi vốn không phải là dân văn chương chuyên nghiệp - có viết lách, nhưng cũng chỉ để thoả niềm đam mê, chứ không coi đó là cái nghiệp của mình. Vì thế, lúc mới nghe dư luận xôn xao về cái gọi là "tranh chấp", "đạo văn" giữa "Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền" thì cũng xem như chuyện thường ngày trong giới văn hoá nghệ thuật nước nhà (vì đã có nhiều chuyện quá rồi: từ "nụ hôn của gió" trong vụ tranh cổ động, cho tới việc một loạt tác phẩm bị sao chép). Nhưng rồi, nghe riết đâm ra phải để tâm, và rồi một ngày kia câu chuyện này được lên cả thời sự VTV1 nữa thì thực sự tôi để ý - để ý và rồi tìm đọc cả 2 truyện ngắn, tìm đọc vô số trang viết về việc "đạo văn" có hay không? Không phải là dân văn chương, như đã nói, nhưng tôi lại sống bằng nghề luật và lỡ đam mê vào lĩnh vực quyền tác giả, nên càng đọc các ý kiến lại thấy càng mê - và rồi bức xúc quá, vì muốn nói, muốn trải lòng mình, đâm ra phải gửi vào những trang giấy này vậy. Cũng nói thêm rằng, đây chỉ là quan điểm cá nhân tôi và cũng như tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thanh Khương, tôi không biết gì về họ và chắc rằng họ cũng không rõ gì hơn về tôi - vì lẽ đó tiếng nói của tôi chỉ là tiếng nói góp vào dòng dư luận, chứ không vì mục đích bênh vực cho ai, ai đúng ai sai, hay chẳng ai sai ai đúng thì chỉ có bạn đọc mới có thể phán xét được mà thôi!

Như đã đọc và cũng giống nhiều ý kiến khác trên khắp các trang viết, điểm giống nhau mà người ta nhận ra ở "Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền" (điều này cả hai tác giả có lẽ cũng đã đồng tình ở dưới nhiều cách nói khác nhau trước công luận) đó là về mô típ của câu truyện, về cốt truyện. Còn rõ ràng về lời văn thì không hề tìm thấy sự sao chép lẫn nhau. Vì thế, lẽ dĩ nhiên điều mà tôi bàn tới ở đây cũng dựa trên những nhận định chung đó.

Trước hết, dưới góc độ luật học, chúng tôi cho rằng dù môtíp câu chuyện, cốt truyện có giống nhau đến 100% thì xét dưới góc độ pháp luật về quyền tác giả cũng không hề có bất cứ sự vi phạm nào. Bởi lẽ, luật quyền tác giả không bảo hộ về mặt ý tưởng của tác phẩm văn học nghệ thuật (ý tưởng ở đây được hiểu bao hàm cả vấn đề môtíp câu chuyện, cốt truyện), mà chỉ bảo hộ cách diễn đạt về câu từ, hình thức biểu hiện tác phẩm. Vì lẽ đó, chỉ khi các tác phẩm có sự sao chép về mặt câu từ thì mới có thể kết luận liệu có sự vi phạm luật quyền tác giả hay không - mà như dân chúng vẫn thường gọi với cái từ thông dụng, nhưng "đau hơn" đó là "đạo văn" hay không? Đọc hai tác phẩm "Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền" dĩ nhiên không hề thấy có sự sao chép câu từ nào giữa hai tác phẩm (dù chỉ là một đoạn nhỏ), các nhà văn, các nhà phê bình và độc giả cũng không ai cho rằng có sự trùng lặp về câu từ. Vậy thì rõ ràng nhiều người kết luận có "đạo văn", có vi phạm bản quyền ở đây e rằng là sự phát biểu quá cảm tính và cần phải suy ngẫm lại.

Dưới góc độ đời thường (chúng ta thôi bàn chuyện luật học - bởi lẽ người ta vẫn hay cho rằng luật nhiều khi không phản ảnh đúng thực tế, cho dù tư tưởng luật bản quyền như thế đã ra đời cách đây 6 - 7 thế kỷ và cả thế giới đều quan niệm vậy), chúng tôi muốn xem xét vấn đề một cách trực diện hơn để xem liệu chúng ta nên chia sẻ hay lên án khi có hai tác phẩm giống nhau về môtíp câu chuyện: giả định rằng Phạm Thanh Khương đã đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và ông quyết định đi theo môtíp câu chuyện của "Cánh đồng bất tận" thì sao? Tôi cho rằng điều đó là rất bình thường. Bởi lẽ giá trị của một tác phẩm luôn được thể hiện ở hai phương diện: cốt truyện và cách diễn tả cốt truyện (sự sắp đặt về ngôn từ). Vì lẽ đó, nếu như vẫn với cốt truyện cũ, một người có thể diễn đạt bằng một giọng văn hay hơn thì thậm chí chúng ta phải hoan nghênh chứ sao?! Còn nếu cứ với một định kiến rằng, một người đã tạo ra một cốt truyện thì người khác không thể viết theo cốt truyện đó nữa thì thực sự đã hạn chế khả năng sáng tạo của những người khác (đấy có lẽ cũng là lý do để luật bản quyền không bảo hộ về mặt ý tưởng). Trong vụ việc này, đa phần ý kiến đều cho rằng truyện của Phạm Thanh Khương không hay bằng truyện của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng vấn đề sẽ thế nào nếu như vẫn với quan điểm đó, chúng ta đánh tráo "Cánh đồng bất tận" là của Phạm Thanh Khương, còn "Dòng sông tật nguyền" là của Nguyễn Ngọc Tư - như thế thì có nghĩa là tác phẩm sau đã phát triển hơn, hay hơn so với tác phẩm trước, và điều đó lẽ ra đáng phải hoan nghênh chứ! Dĩ nhiên nó không phải là một sự so sánh tròn trịa, nhưng việc chúng ta lên án một tác phẩm khác viết giống môtíp một tác phẩm trước đó, cũng chẳng khác gì sự vô lý khi chúng ta ngăn một ca sĩ trẻ hát lại một bài hát như "Làng lúa làng hoa" mà NSND Thanh Hoa đã biểu diễn rất thành công. Triết lý của cuộc đời về câu chuyện văn chương là ở chỗ người ta không nhất thiết cấm nhau học theo môtíp câu chuyện - không cần vậy, bởi một lẽ rất đơn giản: nếu anh học theo môtíp câu chuyện của người khác mà không thể vượt qua họ về cách diễn đạt câu chuyện thì chỉ có thể là thất bại. Học theo môtíp của một câu chuyện đã nổi rõ ràng chẳng có ai lại "dại khờ" muốn che giấu môtíp đó (bởi có che giấu cũng chẳng được), có chăng sự thành công có hay không nằm ở cách thể hiện mới của mình. Vì thế, tôi không biết Phạm Thanh Khương tình cờ trùng lặp môtíp, hay đã từng đọc "Cánh đồng bất tận" và bị ảnh hưởng, nhưng tôi chỉ nghĩ rằng nếu ông không vượt qua được cách kể chuyện trong "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư thì đó đã là một sự không thành công đối với bản thân ông. Còn việc nếu ông biết và quyết tâm đi theo môtíp của một câu chuyện đã sớm "xôn xao dư luận" như "Cánh đồng bất tận" thì xem ra đó cũng là chuyện bình thường, thậm chí về một góc độ nào đó tôi cho rằng thoát được cái bóng của "Cánh đồng bất tận" đã là một thành công lớn của ông và điều đó đáng biểu dương hơn là lên án (bởi lẽ nếu chúng ta không mang tâm trạng - như Nguyễn Ngọc Tư từng phát biểu, là nghĩ rằng chúng có sự giống nhau khi đọc 2 tác phẩm này thì chưa chắc đã cho rằng chúng giống nhau!).

Nói đi rồi cũng phải nói lại, đọc nhiều, rồi chợt nghĩ, một mai này nếu giới văn chương nước nhà lại rộ lên câu chuyện một ai đó học theo môtíp câu chuyện của người khác thì sao nhỉ? Lúc đó chỉ hy vọng rằng, chúng ta sẽ chỉ nói về việc tác phẩm sau có vượt lên được "cái tầm" của tác phẩm trước hay không, còn câu chuyện "đạo văn" hy vọng rằng chỉ được bàn tới nếu ai đó tìm thấy những sự sao chép về mặt câu chữ, ngôn từ! Mong lắm sao!

(Bài viết đã đăng trên Tạp chí Thế giới pháp luật, 2006 - Nxb Tư pháp - Bộ Tư pháp)

Friday, June 29, 2007

Từ WTO nghĩ về nền giáo dục nước nhà!




Từ WTO nghĩ về nền giáo dục nước nhà!

ThS. Nguyễn Bá Bình - ĐH Luật Hà Nội

(Bài viết cho TGPL số tết âm lịch)

Sau 11 năm đàm phán đầy khó khăn thì sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kể từ ngày 11/01/2007 đưa lại cho người dân nhiều niềm vui khi vị thế nước nhà ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Nhưng như một lẽ thường tình, đằng sau mỗi nụ cười của thành công vẫn luôn ẩn hiện những nếp nhăn trên trán, WTO cũng vậy - hai cụm từ song hành như đôi uyên ương khi người ta nói về tổ chức này đó là "thời cơ" và "thách thức". Giải bài toán để biến những "cơ hội" thành hiện thực và hoá giải "thách thức" với đáp số "cùng thắng" trong kinh tế thời hội nhập có lẽ không kém phần khó khăn so với giải bài toán Fecma trong toán học. Vì lẽ đó, mặc dù không thể tính được đã có bao nhiêu bài viết của cả các chuyên gia trong và ngoài nước, từ các nhà kinh tế học, luật học, sử học… cho tới các nhạc sỹ, nhà văn… nhưng dường như WTO vẫn còn khá mông lung và mờ mịt như những tảng mây mù trên sân vận động Old Trafford của xứ sở Anh quốc.

Nói về WTO, người ta cũng sớm dự liệu về những ngành sẽ gặp nhiều khó khăn như ngân hàng, kiểm toán, viễn thông, phân phối và những ngành có nhiều cơ hội để phát triển như nông sản hay dệt may… Những dự liệu đó dựa nhiều vào thực lực của các ngành hiện có và những cam kết về mở cửa của chúng ta. Nhưng rõ ràng, cạnh tranh trong WTO là một chặng đường dài, đầy cam go - nó như một giải đấu lớn của bóng đá, chứ không đơn thuần chỉ là một vài trận đấu giao hữu. Vậy đâu sẽ là sức mạnh giúp chúng ta đứng vững và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên sân đấu này? Có lẽ chúng ta sẽ không tìm về sức mạnh từ nhân công rẻ hay tài nguyên dồi dào (?) và sự giúp đỡ của Chính phủ (nếu có, trên cơ sở phù hợp với WTO) cũng không thể so sánh với những ông lớn như Mỹ hay Nhật. Trong thời kỳ kinh tế tri thức nơi mà tri thức mới là nguồn vốn vô hạn và có giá trị lớn lao thì có thể nói sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia phải bắt nguồn từ sức mạnh của tri thức. Mỗi hàng hóa, dịch vụ được kết tinh giá trị từ nhiều thành tố, trong đó hai thành tố cơ bản là nguyên vật liệu và tri thức. Vậy thì trong thời đại mà giá trị của tri thức được tôn vinh thì rõ ràng tri thức chính là yếu tố then chốt của cạnh tranh. Để Việt Nam thực sự có chỗ đứng vững chắc trong một nền kinh tế đang thay đổi như vũ bão và để chiến lược cạnh tranh của Việt Nam không giống như việc "xây nhà từ trên nóc" thì yếu tố tiên quyết chính là tạo dựng nguồn tri thức có giá trị cho nền kinh tế Việt Nam. Gốc rễ của tri thức lại khởi nguồn từ sản phẩm của giáo dục. Nếu vậy bài toán của thời hội nhập cần phải lấy giáo dục làm cốt lõi.

Tìm về nền giáo dục nước nhà, lại thấy đây đó bàn nhiều về xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế. Liệu điều này có là quá xa xôi như câu chuyện bóng đá Việt Nam mơ về Worldcup? Câu hỏi được đặt ra không phải là không có cơ sở. Thôi thì không hiểu cái "đẳng cấp quốc tế" được người ta đưa vào trong giấc mơ về các trường đại học Việt Nam được hiểu ra sao, nhưng theo tôi cũng giống như xếp hạng trong thể thao, để là một đại học đẳng cấp quốc tế thì có lẽ cũng phải nằm trong Top các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Nhưng hãy nhìn vào bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu thế giới do các tạp chí bình chọn để xem mục tiêu của chúng ta có xa vời quá chăng? Chẳng hạn năm nay với 100 trường hàng đầu thế giới do tạp chí Newsweek bình chọn, nhìn vào những cái tên trong đó và ngẫm tới mình e rằng đó còn là một khoảng cách quá xa; thêm nữa, liệu khi mình đuổi theo họ thì họ có chờ mình hay là mình đi được 1 họ đã đi được 2, 3. Không hiểu khi đưa ra chủ trương xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế chúng ta đã nhìn thử xem mình đang ở đẳng cấp nào hay chưa. Bởi lẽ nếu ở đẳng cấp khu vực hay châu lục còn chưa ổn thì đưa ra mục tiêu vậy e rằng quá mơ hồ. Theo thiển nghĩ của tôi, để có nguồn tri thức tốt phục vụ cho đất nước, quan tâm đầu tư cho giáo dục, đặc biệt ở bậc đại học là hết sức cần thiết và tối quan trọng, nhưng đặt mục tiêu chiến lược thế nào thì cần phải cân nhắc từ nhiều phía. Nghĩ về chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, bất chợt tôi nhớ lại câu nói của Giáo sư Thomas Vallely - Giám đốc chương trình Việt Nam của Đại học Harvard (bài phát biểu tại phiên thảo luận "Giáo dục Việt Nam - Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ năm 2006) khi nói về giáo dục Việt Nam: Nhu cầu tri thức của Việt Nam là yếu! Nhận định này chính là cơ sở đầu tiên để chúng ta xem xét nền giáo dục nước nhà. Không nghi ngờ gì nữa, giáo dục là một loại dịch vụ, sản phẩm của nó là tri thức của những người học và sản phẩm đó sẽ được xã hội sử dụng. Vậy thì nếu bên Cầu (xã hội) không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bên Cung (các cơ sở giáo dục) thì rõ ràng sẽ tạo nên sự vênh ở đây, nghĩa là người học chỉ đi học vì bằng cấp chứ không vì tri thức. Như vậy, để giải quyết rốt ráo vấn đề này thì cần phải xuất phát từ hai phía: thay đổi thái độ của bên Cầu và nâng cao chất lượng sản phẩm của bên Cung. Nó cũng giống như chiến lược bán hàng của một sản phẩm. Khi sản phẩm của công ty không bán được thì có hai cách cơ bản để giải quyết vấn đề: một là, tìm cách làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng để họ mua sản phẩm của mình (ví dụ quảng bá, tiếp thị, khuyến mại…) và hai là nâng cao chất lượng của sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Nhìn về thực trạng của nền giáo dục, trước hết về chất lượng sản phẩm đào tạo thì một thực tế cần phải được thừa nhận là rất nhiều sinh viên ra trường không thích nghi được với công việc hoặc phải đào tạo lại trong một thời gian nhất định. Còn về thái độ của xã hội thì không chỉ trong khối các cơ quan nhà nước mà còn trong cả các thành phần kinh tế khác việc tuyển dụng nhiều khi còn bắt nguồn từ "quan hệ thân quen" chứ không phải từ "thực lực của người được tuyển dụng", có nghĩa là trong rất nhiều trường hợp xã hội không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà mình sử dụng. Về yếu tố thứ hai - thái độ của xã hội, chắc chắn rằng với áp lực và những thách thức mà WTO mang lại cho cả Chính phủ và doanh nghiệp thì thái độ trong việc sử dụng tri thức sẽ được thay đổi. Như vậy, câu chuyện của nền giáo dục hiện nay là giải quyết vấn đề thứ nhất - nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc nâng cao đó phải được tiến hành theo từng bước trên cơ sở các điều kiện hiện có của đất nước, chứ không phải là đặt ra một mục tiêu quá cao và quá mơ hồ. Bởi vì, nhìn về những yếu tố để xếp hạng các trường đại học hàng đầu trên thế giới như số lượng các nhà nghiên cứu cao cấp, số lượng bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín, tỉ lệ phần trăm khoa chuyên về quốc tế, số lượng sinh viên quốc tế và số lượng đầu sách trong thư viện thì để có được một chỗ đứng trong top 100 trường này có lẽ vẫn còn là "chặng đường gian nan". Khi mà vị tân Bộ trưởng còn hứa đến 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương thì chính điều đó cũng cho thấy rằng nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam cần phải được làm từng bước một. Ông cha ta có câu: "có thực mới vực được đạo"!