Wednesday, October 1, 2008

Bảo hộ quyền tác giả...


Công ước Berne 1886 - công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả


Nhà xuất bản Tư pháp - Bộ Tư pháp


GIỚI THIỆU


Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã và đang thực sự là “chủ đề nóng” cho không chỉ giới luật học mà còn của các nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản… Điều này cũng thật sự dễ hiểu khi chúng ta đang sống và làm việc trong nền kinh tế tri thức - nơi mà hơn lúc nào hết giá trị của chất xám, của những tài sản vô hình được tôn vinh. Cũng cần thấy rằng, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chỉ cần một cú “kích chuột” trong vài giây bạn đã có thể nhận hàng loạt thông tin, đọc được vô số bài viết của tác giả các nước khắp nơi trên thế giới, bạn cũng có thể dễ dàng truyền đi các tác phẩm của mình để chia sẻ với hàng trăm triệu công dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu về bảo hộ một cách hữu hiệu quyền tác giả không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà trên khắp toàn cầu là một điều tất yếu. Nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là bảo hộ quyền tác giả ở phạm vi liên quốc gia để có thể bảo hộ hợp lý quyền và lợi ích của các tác giả trong nước, tránh được các tranh chấp về quyền tác giả với các quốc gia khác và giúp các nhà xuất bản có thể ký hợp đồng và xuất bản được các tác phẩm nước ngoài một cách thuận lợi rõ ràng là những nghiên cứu vô cùng hữu ích.


Với sự kiện Việt Nam gia nhập công ước đầu tiên trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả, Công ước Berne được đánh giá là một trong những trụ cột để bảo hộ quyền tác giả ở nước ta. Công ước Berne chính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ hơn một năm qua, là một Công ước với nhiều nội dung vẫn đang là chủ đề tranh luận sôi nổi của các nhà nghiên cứu và thực thi pháp luật. Với mục đích góp phần từng bước làm rõ các quy định của Công ước, tạo điều kiện để bạn đọc tiếp cận, vận dụng nội dung của Công ước trong sự so sánh với pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Công ước Berne 1886 - Công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả” của Thạc sỹ luật học Nguyễn Bá Bình, cán bộ giảng dạy tại Khoa luật quốc tế và kinh doanh quốc tế thuộc đại học Luật Hà Nội và Phạm Thanh Tùng, chuyên viên Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa nội dung cuốn sách cho lần xuất bản tiếp theo.



BỐ CỤC


Phần thứ nhất

KHÁI LƯỢC VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Phần thứ hai

KHÁI QUÁT VÈ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG ƯỚC BERNE

Phần thứ ba

NHỮNG NỘI DUNG CẦN HIỂU RÕ

ĐỂ VẬN DỤNG TỐT CÔNG ƯỚC BERNE

Phần thứ tư

VẬN DỤNG CÔNG ƯỚC BERNE

TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ

Phụ lục 1

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

Phụ lục 2

Những điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển

Phụ lục 3

Danh mục các quốc gia thành viên công ước Berne

2 comments:

Anonymous said...

Bạn ơi mình có thể tìm đọc quyển này trên thư viện trường Luật được không??

Unknown said...

mình hiện đang ở TP HCM và hiện mình đang làm luận văn tốt nghiệp về quyền tác giả, thấy thầy hướng dẫn giới thiệu về cuốn sách này mà không biết mua ở đâu hết, trong thư viện trường mình thì không có. thầy có thể chỉ cho em biết ở Tp HCM chỗ nào có bán quyển sách này của thầy không ạ?